Để chẩn đoán một người có bị nhiễm virus HPV không và nếu có thì thuộc chủng nhóm nào, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm HPV - PCR. Vậy virus HPV có thể gây hại gì đến cơ thể chúng ta, xét nghiệm HPV - PCR là gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
18/12/2020 | Xét nghiệm HPV bằng cách nào, cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm? 12/08/2020 | Góc hỏi - đáp: Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền và 1 số thông tin khác 15/07/2020 | Những lợi ích khi làm xét nghiệm HPV
1. HPV là gì và ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể chúng ta
HPV là một chủng virus gây các bệnh về đường tình dục và rất dễ lây nhiễm. Virus HPV được chia ra là hai nhóm:
- Nhóm HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung gồm:
-
Nguy cơ rất cao: 16, 18, 33, 35.
-
Nguy cơ cao: 39, 52, 56, 59, 66, 68.
- Nhóm HPV nguy cơ thấp gây u nhú, mụn cóc ở bộ phận sinh dục gồm các chủng 6, 11, 42, 43, 44.
Virus HPV có thể gây ra các bệnh tình dục ở người như bệnh ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, phổ biến nhất là bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Mụn cóc do HPV gây ra ngoài việc mọc ở cơ quan sinh dục cũng có thể mọc ở các vị trí khác của cơ thể như miệng, vòm họng tùy vào chủng HPV nhiễm phải.
Hình ảnh một số chủng HPV phổ biến
Các triệu chứng lâm sàng khi nhiễm HPV
Triệu chứng khi nhiễm các chủng HPV nhóm nguy cơ thấp
Mụn cóc, hay còn được gọi là u nhú, là u tế bào mô biểu lành tính là triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết nhất khi nhiễm HPV, các mụn cóc có nhiều dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng vảy.
Vị trí các mụn cóc thường mọc là ở cơ quan sinh dục và ở trên da do tính lây nhiễm qua tiếp xúc và qua đường tình dục. Mụn cóc ở bàn chân chủ yếu do chủng HPV 1 đến HPV 4 gây ra, mụn cóc ở cơ quan sinh dục thường do chủng HPV 6 và 11 gây ra, mụn cóc ở hầu - họng lây nhiễm khi người mẹ mang thai nhiễm HPV lây truyền cho con trong lúc sinh.
Triệu chứng khi nhiễm các chủng HPV nhóm nguy cơ cao
Nhóm nguy cơ cao gồm có các chủng HPV 16, 18, 30, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 68, 73, 82 và có khả năng gây ra bệnh ung thư. Hầu hết những trường hợp nhiễm HPV đều có thể thải loại được virus sau một thời gian, trường hợp nhiễm HPV kéo dài quá 12 tháng mới có nguy cơ tiến triển thành u trong biểu mô của tử cung, âm hộ, dương vật,...
Biểu hiện khi nhiễm HPV nguy cơ thấp là những mụn cóc sinh dục
Bệnh nhân nhiễm nhóm HPV nguy cơ cao thường không có biểu hiện gì trong quá trình tiến triển bệnh, bệnh ung thư cổ tử cung thường xuất hiện sau khoảng 10 - 20 năm sau khi nhiễm HPV. Triệu chứng tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, dương vật, hậu môn có thể được xác định khi bôi acid acetic, các vị trí được bôi xuất hiện những vết trắng mờ đục.
Vì không có những biểu hiện trong giai đoạn tiền ung thư, việc đi khám sức khỏe định kỳ và các biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết để ngăn ngừa nhiễm HPV, hoặc ngăn chặn tiến triển của HPV trong cơ thể.
2. Các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán HPV
Để chẩn đoán liệu có nhiễm virus HPV hay không, nếu có thì thuộc nhóm HPV nào và thuộc chủng nào, có thể sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm gồm xét nghiệm Pap hay còn gọi là phết mỏng cổ tử cung và xét nghiệm PCR hay còn gọi là sinh học phân tử.
Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung
Là phương pháp phết tế bào cổ tử cung, nhuộm mẫu sau khi đặt lên lam kính và soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm dựa vào những khác biệt của tế bào khi bị nhiễm HPV để xác định có nhiễm HPV hay không. Tuy nhiên phương pháp này có độ nhạy không cao và không phân loại được chủng HPV mắc phải.
Kỹ thuật sinh học phân tử
Là kỹ thuật sử dụng bệnh phẩm để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV. Gồm 4 phương pháp PCR, Real - time PCR, Reverse dot blots (lai phân tử) và phương pháp Sequencing (giải trình tự), kỹ thuật sinh học phân tử là kỹ thuật có độ chính xác cao nhất, có thể chẩn đoán được nhóm HPV, chủng HPV mà bệnh nhân mắc phải cũng như giai đoạn tiến triển bệnh của bệnh nhân.
Hiện nay, phương pháp xét nghiệm Real - time HPV PCR là phương pháp chẩn đoán HPV nhanh chóng và chính xác nhất được đa số lựa chọn để tiến hành xét nghiệm.
Kỹ thuật xét nghiệm HPV - PCR hay còn có tên kỹ thuật xét nghiệm HPV genotype Real - time PCR. Đây là kỹ thuật tiên tiến và chính xác nhất để chẩn đoán liệu người khám có nhiễm HPV hay không, kỹ thuật này còn cho phép nghiên cứu định lượng HPV trong cơ thể.
Kỹ thuật này sử dụng các Taqman probe đặc hiệu, bao gồm 14 chủng của HPV nguy cơ cao và 6 chủng của nhóm HPV nguy cơ thấp, cho phép sử dụng các mẫu sinh thiết, quệt cổ tử cung, ThinPrep để phát hiện và định lượng genotype HPV.
Kết quả xét nghiệm hoàn thành nhanh chóng sau 4 - 6 giờ khiến kỹ thuật HPV - PCR trở thành kỹ thuật xét nghiệm HPV nhanh chóng và chính xác nhất với mức chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và kỹ thuật phết kính của người nghiên cứu mà mức chính xác của kết quả xét nghiệm cũng khác nhau.
Quá trình lấy mẫu và xét nghiệm bằng hệ thống HPV - PCR
Có hai loại kỹ thuật xét nghiệm HPV genotype PCR
Phát hiện và xác định chủng HPV thuộc nhóm nguy cơ cao hay thấp
Bác sĩ sử dụng kỹ thuật xét nghiệm này để xác định trong mẫu sinh thiết có HPV hay không, nếu có thì thuộc nhóm HPV nguy cơ cao hay thấp, nếu nhóm có nguy cơ cao thì có thuộc chủng 16 hay 18 không, nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp thì có thuộc chủng 6 hay 11 không.
Phát hiện và xác định chủng HPV
Kết quả của loại xét nghiệm này cho biết mẫu sinh thiết có HPV hay không, nếu có thì thuộc nhóm nguy cơ nào. Trong trường hợp mẫu thử thuộc nhóm nguy cơ cao, kết quả sẽ cho biết chủng HPV là gì trong các chủng 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68. Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp thì là chủng HPV 6 hay 11.
Những bệnh lý có thể chẩn đoán bằng kỹ thuật xét nghiệm HPV - PCR là gì?
Kỹ thuật xét nghiệm HPV - PCR cho phép xác định bệnh nhân đang mắc các bệnh lý bị gây ra bởi virus HPV, bao gồm các bệnh sùi mào gà, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và bệnh ung thư hạ họng.
Hãy khám sức khỏe định kỳ để ngăn chặn việc nhiễm HPV
HPV là căn bệnh dễ lây và khó có thể phát hiện, nên việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng tránh rất cần thiết để bảo vệ cơ thể. Nếu có những thắc mắc về phương pháp xét nghiệm HPV, xét nghiệm HPV - PCR là gì, chi phí xét nghiệm như thế nào,... độc giả có thể gọi đến hotline 1900565656 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí.