Xét nghiệm HPV được biết đến là một phương pháp giúp phát hiện bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, từ đó giúp người mắc chữa trị kịp thời. Vậy xét nghiệm HPV bằng cách nào, bao lâu thì có kết quả? Những thông tin được MEDLATEC chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.
17/12/2020 | Tất tần tật những điều cần biết về xét nghiệm HPV 13/12/2020 | Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không và địa chỉ tiêm chủng uy tín 13/12/2020 | Cẩm nang những thông tin cần biết trước khi tiêm phòng vacxin HPV
1. Vì sao nên xét nghiệm HPV?
xét nghiệm HPV là phương pháp giúp rà soát, phát hiện virus HPV gây nên bệnh ung thư cổ tử cung và các u nhú, mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Virus này thường lây lan qua đường tình dục, khi người bệnh không thực hiện tốt các biện pháp an toàn.
Virus HPV làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, virus có thể phát triển và dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đặc biệt, độ tuổi mắc phải loại virus này đang dần trẻ hóa.
Việc xét nghiệm HPV giúp người bệnh biết được nguy cơ bị ung thư cổ tử cung của bản thân, tuy nhiên không nên hiểu lầm rằng xét nghiệm này có thể cho biết chính xác bạn có đang bị ung thư hay không.
Trên thực tế, đây là để phát hiện virus HPV - một loại virus làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ (bao gồm loại virus HPV 16 và 18). Nếu virus này có tồn tại trong cơ thể, điều đó có nghĩa người bệnh cần điều trị và chăm sóc sức khỏe phụ khoa để kiểm soát, hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
2. Vậy xét nghiệm HPV bằng cách nào?
Có thể thấy việc xét nghiệm HPV ở phụ nữ là quan trọng và cần thiết. Vậy xét nghiệm HPV bằng cách nào? Tùy thuộc vào lứa tuổi mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử 2 phương pháp sau đây:
Mẫu xét nghiệm được kiểm tra thông qua phương pháp Pap
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sử dụng phương pháp xét nghiệm HPV nhiều lần ở phụ nữ dưới 30 tuổi là không được khuyến khích và không mang lại nhiều lợi ích. Trên thực tế, virus HPV sẽ xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trưởng thành qua quan hệ tình dục, vì thế dù bạn có kiểm tra bao nhiêu lần thì phần lớn các kết quả sau kiểm tra sẽ là dương tính.
3. Quy trình xét nghiệm HPV thường áp dụng hiện nay
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Khi bạn quyết định thực hiện xét nghiệm HPV thì nên chú ý những điều sau để có được kết quả chính xác nhất có thể.
-
Không nên sử dụng các thuốc âm đạo, sản phẩm cho vùng kín hoặc quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm 2 ngày.
-
Khi đặt lịch khám thì không nên chọn thời điểm đang có kinh nguyệt. Tuy xét nghiệm vẫn thực hiện được nhưng kết quả sẽ không chính xác bằng khi xét nghiệm trong ngày thường.
Quy trình xét nghiệm HPV
Sau khi bác sĩ chắc chắn bệnh nhân đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng thực hiện xét nghiệm thì sẽ tiến hành các bước theo quy trình xét nghiệm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn, chân đặt ở vị trí bàn đạp hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ nhỏ vào âm đạo để âm đạo được nới rộng ra, từ đó giúp quan sát cổ tử cung một cách dễ dàng hơn.
Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng có hình dạng giống chiếc bàn chải mềm mịn (đối với xét nghiệm PAP) và lấy dịch ở ống cổ tử cung, âm đạo (đối với xét nghiệm HPV). Trong quá trình lấy mẫu bệnh nhân sẽ không có cảm giác khó chịu hay gặp bất kỳ đau đớn nào.
Bước 3: Đợi kết quả xét nghiệm
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm xong bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường vì quy trình lấy mẫu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Với câu hỏi xét nghiệm HPV bao lâu có kết quả thì bạn không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ trực tiếp thông báo cho bạn thời gian nhận phiếu kết quả, đồng thời sẽ tư vấn thêm nếu kết quả xét nghiệm là dương tính.
Kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ đọc và tư vấn cho bệnh nhân
4. Cần lưu ý gì sau xét nghiệm HPV?
Có 2 kết quả xảy ra sau khi xét nghiệm HPV đó là: kết quả dương tính hoặc kết quả âm tính. Với trường hợp kết quả âm tính thì bệnh nhân không nhiễm virus HPV và nên duy trì việc chăm sóc sức khỏe như bình thường. Tuy nhiên với trường hợp kết quả là dương tính đồng nghĩa là bệnh nhân có mang virus HPV.
Để chữa trị đối với trường hợp dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp cải thiện tình hình sức khỏe. Tuy nhiên tùy vào từng mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có biện pháp thích hợp. Những giải pháp có thể bác sĩ sẽ chỉ định là theo dõi định kỳ, soi cổ tử cung, sử dụng phương pháp sinh thiết, tham gia liệu trình điều trị hoặc loại bỏ các tế bào ung thư cổ tử cung bất thường.
Thăm khám định kỳ theo chỉ định để theo dõi mức độ cải thiện của virus HPV
Lưu ý, trong vòng một đến hai năm bệnh nhiễm HPV, bệnh nhân có thể tự khỏi. Trường hợp nhiễm HPV bị biến chứng thành ung thư cổ tử cung có thể sẽ mất khoảng 5 - 7 năm hoặc xa hơn. Vì thế, nhiều trường hợp có thể sẽ khỏi bệnh nếu thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp.
Bài viết đã chia sẻ thông tin giúp giải đáp các câu hỏi như xét nghiệm HPV bằng cách nào, xét nghiệm HPV bao lâu có kết quả, các phương pháp điều trị cũng như những lưu ý sau khi tiến hành. Như vậy, đối với phụ nữ trưởng thành việc thăm khám và làm xét nghiệm này là điều cần thiết vì nó đảm bảo sức khỏe cho bạn về lâu dài. Nếu phát hiện có virus HPV và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Nếu bạn có nhu cầu thực hiện xét nghiệm HPV nhưng chưa tìm được cơ sở thích hợp thì có thể tham khảo sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, khách hàng có thể gọi đến hotline: 1900565656 để được tư vấn.