Theo dõi đường huyết là việc vô cùng quan trọng với bệnh nhân mắc tiểu đường. Trong đó, xét nghiệm Fructosamine sẽ giúp bác sĩ nhận biết rõ những thay đổi về chỉ số đường máu của người bệnh. Mời bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết về loại xét nghiệm này trong bài viết dưới đây.
29/09/2021 | Có thể xét nghiệm tiểu đường tại nhà không và lưu ý cần biết 01/05/2020 | Xét nghiệm Fructosamine trong theo dõi bệnh tiểu đường
1. Xét nghiệm Fructosamine là gì?
Xét nghiệm Fructosamine được đánh giá là một loại xét nghiệm rất hữu ích trong vấn đề đánh giá phác đồ điều trị của bệnh tiểu đường. Khi giá trị đường huyết càng cao thì chỉ số fructosamine càng tăng.
Xét nghiệm Fructosamine rất quan trọng trong theo dõi bệnh nhân tiểu đường
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tiểu đường sẽ được đánh giá về tình trạng bệnh qua các thông số dưới đây:
- Chỉ số HbA1C: Đây là chỉ số quan trọng giúp cung cấp thông tin về mức glucose trung bình trong 120 ngày qua
- Fructosamine: Xét nghiệm này có thể xác định được chỉ số glucose trung bình trong khoảng 10 đến 20 ngày trước khi lấy máu.
Hai loại xét nghiệm này đều có tác dụng kiểm soát lượng glucose trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên Fructosamin được đánh giá là hữu ích hơn vì có thể xác định được những thay đổi về chuyển hóa trong thời gian 3 tháng. Bên cạnh đó, trong một số tình huống lâm sàng, loại xét nghiệm này cũng được chỉ định nhiều hơn.
Xét nghiệm Fructosamine có thể đánh giá khả năng đáp ứng với liệu pháp điều trị insulin
Tuy nhiên, xét nghiệm Fructosamine có thể bị ảnh hưởng bởi protein. Trong khi đó, lượng protein trong cơ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng thức ăn tiêu thụ. Chính vì thế, loại xét nghiệm này được đánh giá là bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Nhưng đối với những trường hợp không thể thực hiện đánh giá chỉ số HbA1C, nghĩa là không thể cho kết quả HbA1C chính xác nhất, thì lựa chọn xét nghiệm fructosamine để thay thế là rất hợp lý.
2. Xét nghiệm Fructosamine được thực hiện để làm gì?
Cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm Fructosamine trong những trường hợp sau:
- Thực hiện ở những trường hợp bệnh nhân đang trong thời gian điều trị và áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt để đánh giá về tình trạng đường huyết trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng 3 tuần). Từ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được đánh giá chính xác về mức độ hiệu quả của chế độ ăn đang áp dụng và từ đó có những điều chỉnh hợp lý.
Xét nghiệm Fructosamine được thay thế HbA1C trong nhiều trường hợp
- Đánh giá bệnh nhân có những đáp ứng như thế nào về điều trị với insulin.
- Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1C không chỉ ra được những thay đổi trong thời gian gần đây của lượng glucose trong máu vì hồng cầu bán hủy trong vòng 120 ngày. Vì thế, nếu muốn kiểm tra sự thay đổi nồng độ glucose trong một khoảng thời gian ngắn hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm fructosamine.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cấp tính dẫn đến thay đổi nhu cầu về glucose và insulin. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ cần thiết trong một thời gian ngắn.
- Khi cơ thể xuất hiện một số biến thể huyết sắc tố ảnh hưởng đến kết quả đo HbA1C.
- Một số trường hợp mắc các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thường xuyên phải truyền máu, bệnh thiếu máu tán huyết,… thì giá trị đo HbA1C cũng không chính xác.
- Chỉ định với bệnh nhân đang trong thai kỳ để điều chỉnh và giữ mức độ ổn định đường huyết.
Thông thường giá trị đường huyết của bệnh nhân sẽ nằm trong mức 205 - 285 µmol/L. Chỉ số này thường tăng với những bệnh nhân mắc tiểu đường không được kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, người bị cường giáp và sử dụng vitamin C.
3. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường
Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên bỏ bữa: Người mắc bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa để tránh gây hạ đường huyết và một số triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, đồ mồ hôi, nhịp tim tăng,…
- Nên ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau củ, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám,… đây là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết.
- Tránh xa đồ uống có đường: Những loại đồ uống này có thể khiến đường huyết tăng lên, khiến bạn có cảm giác khát nhiều hơn, thường xuyên đi tiểu và có xu hướng thèm ăn hơn bình thường. Bạn có thể thay thế bằng một số loại đồ uống khác như nước lọc, nước dừa,…
- Không nên sử dụng bia rượu: Nếu uống quá nhiều rượu có thể gây ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin và chính là một yếu tố nguy cơ làm tăng đường huyết. Chính vì thế, bệnh tiểu đường lại càng khó kiểm soát hơn. Chính vì thế, người bệnh nên loại bỏ thói quen này.
Có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC
- Tập luyện thường xuyên: Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện khoa học và hợp lý có thể mang lại những lợi ích bất ngờ về sức khỏe.
Bạn không cần phải lựa chọn những bài tập quá nặng mà hãy tham khảo bác sĩ để lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình. Việc quan trọng nhất là tập luyện đều đặn. Thậm chí chỉ với một số hoạt động đơn giản như leo cầu thang, đi bộ 20 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể được tăng cường chuyển hóa và đột cháy calo một cách hiệu quả nhất. Vì thế hãy tăng cường tập luyện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thăm khám và thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngại đến viện quá nhiều lần, thì dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý cho bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, mời bạn liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56.