Lao phổi cũng là bệnh truyền nhiễm và là 1 trong số 5 nguyên nhân gây ra tử vong vì dịch bệnh tại Việt Nam. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lao sẽ giúp cho bác sĩ có hướng điều trị sớm nhất đem lại hiệu quả điều trị cao. Chẩn đoán lao phổi nhờ xét nghiệm đờm AFB để tìm ra trực khuẩn lao là một biện pháp khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng, giá thành rẻ.
1. Lao phổi là gì?
Bệnh Lao phổi như chúng ta đã biết đó là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp và do vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao được phân loại theo nhiều cách khác nhau và được phát hiện theo những xét nghiệm khác nhau, một trong số đó chính là biện pháp xét nghiệm đờm.
Bệnh lao phổi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người
Bệnh lao phổi có thể lây truyền qua không khí (qua những hạt khí dung trong không khí) nên chúng có mức độ lây lan rất nhanh. Lao phổi được chia làm 2 loại là lao phổi thứ phát và nguyên phát. Lao phổi nguyên phát chỉ những người lần đầu tiên mắc bệnh lao, bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, các triệu chứng thường không đặc hiệu và khó nhận biết như mệt mỏi, sụt cân, chán ăn.
Còn lao phổi thứ phát là chỉ bệnh lao do vi khuẩn lao lưu trú trong cơ thể người bị suy kiệt sức khỏe trỗi dậy gây nên bệnh. Bệnh lao phổi thứ phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các triệu chứng của lao phổi thứ phát đó là các hội chứng nhiễm lao chung, hiện tượng ho ra máu hay đổ mồ hôi về đêm,…
2. Xét nghiệm đờm AFB là gì?
Xét nghiệm đờm AFB xác định bệnh lao phổi
AFB là từ viết tắt của một xét nghiệm có tên là Acid Fast Bacillus test. Xét nghiệm này là một xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn lao bằng cách quan sát trực tiếp trên mẫu đờm của bệnh nhân. Sở dĩ nó được gọi với cái tên đặc biệt này là vì để có thể quan sát được vi khuẩn lao bằng kính hiển vi thì phải nhuộm mẫu với phương pháp đặc biệt vì vi khuẩn lao là vi khuẩn kháng acid cồn.
3. Cách đọc kết quả xét nghiệm đờm AFB
Người ta sẽ lấy mẫu đờm rồi đem đi soi trên kính hiển vi, sau khi đã ghi nhận lại số lượng vi khuẩn trên một quang trường thì kỹ thuật viên sẽ đem kết quả tới cho người bệnh. Cụ thể kết quả sẽ được đánh giá như sau:
- Trên 100 vi trường: Nếu phát hiện 0 AFB thì kết quả cho ra âm tính, từ 1 - 9 AFB thì được tính là kết quả dương tính và phải ghi cụ thể số lượng AFB tìm được, từ 10 - 99 AFB là dương tính với vi khuẩn lao.
- Trên 1 vi trường: Nếu có 1 - 10 AFB sau khi soi ít nhất 50 vi trường thì đây là kết quả dương tính, trên 10 AFB trên 1 vi trường sau khi soi 20 vi trường thì đây là kết quả dương tính.
Lấy đờm xét nghiệm bệnh lao
4. Lấy đờm làm xét nghiệm lao phổi như thế nào?
Để cho kết quả chính xác nhất thì kỹ thuật lấy đờm cần tuân thủ những bước sau:
- Súc miệng bằng nước lọc.
- Trước khi lấy đờm bệnh nhân hít thở sâu 3 lần, hít vào một hơi thật sâu sau đó nín thở trong vài giây rồi thở ra chậm.
- Hít một hơi thật sâu rồi ho mạnh cho tới khi đờm ở trong miệng, sau đó nhẹ nhàng nhỏ lượng đờm này vào trong lọ mẫu.
Để tăng độ chính xác của xét nghiệm đờm, người ta phải lấy đờm liên tiếp trong 3 ngày và lấy vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn gì (có thể uống nước lọc) và chưa sử dụng dung dịch vệ sinh súc miệng.
Với lao phổi AFB dương tính, cần có 2 mẫu đờm AFB (+) hoăc cần có 1 mẫu đờm AFB (+) và những tổn thương nghi là do lao ở trên phim chụp X - quang phổi. Đối với lao phổi âm tính thì cần có 6 mẫu đờm AFB (-). Hiện nay, để tăng sự thuận tiện cho bệnh nhân, người ta có thể lấy các mẫu đờm trong cùng một ngày.
Các mẫu đờm phải được lấy 3 lần
Sau khi đã có mẫu đờm của người bệnh người ta sẽ đem các mẫu này đi xét nghiệm. Việc cấy đờm tìm kiếm vi khuẩn lao có độ nhạy khá cao so với xét nghiệm soi đờm tìm kiếm AFB nên thường được sử dụng trong trường hợp kết quả xét nghiệm soi đờm AFB âm tính. Còn cấy đờm và thực hiện kháng sinh đồ lao sẽ được chỉ định làm khi nghi ngờ bệnh lao kháng thuốc. Sau khi có được kết quả kháng sinh đồ, dựa vào kết quả đó và sự nhạy cảm cũng như đề kháng thuốc mà bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc điều trị lao phổi phù hợp nhất đối với bệnh nhân.
Xét nghiệm cấy và thực hiện kháng sinh đồ sẽ tốn khá nhiều thời gian nên người ta đã cho ra đời xét nghiệm mới mang tên Gene Xpert MTB, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị lao kháng thuốc. Xét nghiệm này dựa trên kỹ thuật PCR - kỹ thuật khuếch đại đoạn gen để tìm kiếm những đoạn gen đột biến với Rifampicin và Isoniazid. Xét nghiệm này được thực hiện với những mẫu đờm AFB (+) và có thể cho kết quả nhanh chóng trong ngày.
5. Phòng ngừa bệnh lao như thế nào?
Để có thể bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh lao phổi nguy hiểm thì chúng ta có thể áp dụng những biện pháp phòng chống sau:
- Tiêm phòng lao phổi đầy đủ: Việc tiêm phòng BCG cho trẻ em để phòng chống bệnh lao đã và đang được nhà nước thực hiện ngay trong tháng đầu sau khi trẻ ra đời trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm phòng lao phổi đầy đủ
- Khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người bệnh lao cần đeo khẩu trang.
- Che miệng mỗi khi hắt hơi và thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước bữa ăn và sau khi vệ sinh xong.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh lao, không ngủ chung phòng với người bị bệnh lao.
- Người nhiễm bệnh lao không nên đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khi ho hay hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào đúng nơi quy định để tránh lây lan cho người khác.
- Các vật dụng hay nơi ở của người bệnh cần phải tận dụng ánh sáng mặt trời chiếu vào để hạn chế nguồn bệnh.
- Những vật dụng của người bệnh bỏ đi cần phải được hủy đúng cách.
- Thực hiện một lối sống lành mạnh: ăn uống đầy đủ, hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và đặc biệt là không sử dụng chất gây nghiện,…
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở nơi làm việc và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Để xét nghiệm đờm AFB chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.