Xét nghiệm D-dimer là gì? Đọc kết quả và lưu ý khi xét nghiệm D-dimer | Medlatec

Xét nghiệm D-dimer là gì? Đọc kết quả và lưu ý khi xét nghiệm D-dimer

Ngày 12/03/2021 CN. Hoàng Văn Thanh, Trung tâm Xét nghiệm

Xét nghiệm D-dimer là kỹ thuật sinh hoá được chỉ định để kiểm tra tình trạng khối máu đông trong mạch máu nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh liên quan. Nếu bạn đang thắc mắc về xét nghiệm này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này nhé.


12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
11/03/2021 | Chi phí xét nghiệm bệnh lậu là bao nhiêu?
04/03/2021 | Xét nghiệm Panorama giúp phát hiện bất thường liên quan đến gen
04/03/2021 | Xét nghiệm Procalcitonin là gì và khi nào cần thực hiện?

1. Xét nghiệm D-dimer là gì?

Trong y khoa, D-dimer là một đoạn protein nhỏ được tạo ra khi trong mạch máu hình thành các khối huyết (máu đông). Cơ chế đông máu thường xuất hiện khi trên cơ thể bị thương giúp chúng ta không bị mất máu quá nhiều và giúp cho vết thương mau lành, hồi phục. Khi những vết thương được chữa lành thì cục máu đông sẽ tự động hoà tan trong cơ thể.

Xét nghiệm D-dimer

Xét nghiệm D-dimer là gì?

Khi có cục máu đông thì nồng độ D-dimer trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường và chúng sẽ trở về mức ổn định khi cục máu đông hoà tan. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp những cục máu đông không tan hoặc chúng hình thành máu đông bất thường tại các mạch máu trong cơ thể là điều rất nguy hiểm gây cản trở sự lưu thông của máu trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Và chúng có thể gây ra các bệnh cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. 

Chính vì thế, chỉ định y khoa xét nghiệm D-dimer sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng đông máu và chữa trị kịp thời nếu có bất thường trong cơ thể. Hiện nay, kỹ thuật D-dimer là kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. 

2. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer 

Kỹ thuật xét nghiệm nồng độ D-dimer trong máu đã được phát triển từ nhiều năm trên thế giới và tính đến nay, chúng ta có thể kiểm tra nồng độ D-dimer thông qua 2 kỹ thuật chính đã được công nhận bởi các tổ chức y tế thế giới về độ chính xác và an toàn. 

  • Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex: được chỉ định nhiều trong các trường hợp chẩn đoán tình trạng đông máu theo dạng rải rác bên trong mạch máu. Điều này được giải thích do khi xét nghiệm theo kỹ thuật này có kết quả độ nhạy không cao dẫn đến tình huống nếu chỉ có 1 cục máu đông thì kết quả âm tính và kết quả hiển thị dương tính khi tần suất máu đông xuất hiện nhiều trong lòng mạch. 

  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy: Kỹ thuật này được thực hiện thông qua quy trình ELISA hoặc dựa trên độ đục miễn dịch nhằm xác định chuẩn xác nồng độ D-dimer trong máu. Với kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến này mang đến kết quả chẩn đoán siêu nhạy với nồng độ D-dimer rất thấp cũng có thể cho kết quả dương tính. Nhờ độ nhạy xét nghiệm cao giúp quá trình chẩn đoán bệnh nhanh và chữa trị kịp thời ngay khi có dấu hiệu máu đông bất thường.

3. Xét nghiệm nồng độ D-dimer được chỉ định khi nào?

3.1. Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối 

Theo nghiên cứu từ các xét nghiệm nồng độ D-dimer và chẩn đoán bệnh lý huyết khối thực tế cho thấy hơn 90% các trường hợp có huyết khối trong tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi đều có biểu hiện chỉ số nồng độ D-dimer trong máu cao.

Khi nào người bệnh cần thực hiện xét nghiệm D-dimer

Khi nào người bệnh cần thực hiện xét nghiệm D-dimer

Nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến cho quá trình di chuyển của máu bị cản trở và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì thế, khi bệnh nhân có các dấu hiệu khó thở, tức ngực, tim đập nhanh hoặc các tụ máu bất thường dưới da thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nồng độ D-dimer khẩn cấp để can thiệp nhanh tránh tắc mạch nếu để lâu.

3.2. Kiểm soát tình trạng tăng đông máu

Đối với các bệnh nhân có tiền sử đông máu trong tĩnh mạch hoặc các bệnh nhân tai biến mạch máu não đều có khả năng máu đông xuất hiện cao hơn người bình thường. Nếu tình trạng đông máu không được kiểm soát đúng cách sẽ làm tăng hiện tượng đông máu rải rác dễ dẫn đến tình trạng tai biến nặng hơn hoặc có thể đột quỵ trong một số trường hợp máu đông tại tĩnh mạch chính. 

Thông thường đối với các bệnh nhân có tiền sử đông máu hoặc đang điều trị đông máu sẽ được chỉ định kiểm tra chỉ số D-dimer định kỳ tại mỗi lần tái khám để kiểm soát tình trạng máu đông. Cùng với đó, nếu có khối máu đông mới xuất hiện sẽ được thăm dò và điều trị can thiệp ngay khi phát hiện. Dựa trên kết quả chỉ số D-dimer sẽ giúp bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị giúp điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh cũng như dự phòng khả năng xuất hiện máu đông mới ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Đọc kết quả xét nghiệm D-dimer

4.1. Kết quả âm tính 

Khi xét nghiệm D-dimer có kết quả âm tính nghĩa là trong mạch máu không có các khối máu đông. Đối với kỹ thuật xét nghiệm ngưng tập trên latex thì nồng độ D-dimer trong khoảng < 500μg/L hay <0,5mg/L sẽ cho kết quả âm tính. Còn đối với kỹ thuật xét nghiệm D-dimer siêu nhạy sẽ có kết quả âm tính khi chỉ số nồng độ D-dimer <1,1mg/L.

Kết quả nồng độ D-dimer trong máu sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng bệnh

Kết quả nồng độ D-dimer trong máu sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng bệnh

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu máu đông nhưng kết quả kiểm tra D-dimer vẫn âm tính thì bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thêm một số xét nghiệm lâm sàng kết hợp để chẩn đoán.

4.2. Kết quả dương tính 

Khi lượng D-dimer vượt quá chỉ số bình thường đối với bất kỳ kỹ thuật xét nghiệm nào sẽ cho ra kết quả dương tính. Điều này cũng có nghĩa là trong mạch máu của bạn đang tồn tại một số khối máu đông. Chỉ số D-dimer càng cao thì chứng tỏ số lượng khối máu đông càng nhiều hoặc các khối này có kích thước lớn. 

Kết quả dương tính cho thấy nồng độ D-dimer trong máu tăng cao hơn bình thường

Kết quả dương tính cho thấy nồng độ D-dimer trong máu tăng cao hơn bình thường

Ngoài khả năng tồn tại các khối máu đông trong mạch máu thì trong một số bệnh lý cũng xuất hiện kết quả chỉ số D-dimer cao bất thường như:

  • Các bệnh nhân đang gặp vấn đề nhiễm trùng vết thương hoặc vừa trải qua các cuộc phẫu thuật can thiệp bên trong các bộ phận cơ thể.

  • Phụ nữ mang thai cũng có chỉ số D-dimer cao trong máu do quá trình thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, trong suốt thời gian thai kỳ chỉ số D-dimer cần được kiểm soát trong mức cho phép nhằm đảm bảo yếu tố sức khỏe cho người mang thai.

  • Bệnh nhân ung thư hoặc đang tiếp nhận pháp đồ điều trị bệnh gan cũng có chỉ số D-dimer cao hơn mức bình thường. 

Mặc dù các xét nghiệm D-dimer được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán bệnh tuy nhiên đây chỉ là kỹ thuật chẩn đoán tồn tại máu đông trong mạch máu. Những xét nghiệm này không có khả năng chỉ ra vị trí máu đông. Vì vậy để can thiệp điều trị thì bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để tìm được vị trí máu đông chuẩn xác nhất.

5. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm D-dimer

  • Không ăn uống trước thời điểm xét nghiệm từ 8 đến 12 tiếng nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

  • Ngưng sử dụng các loại thuốc có tác dụng bổ sung chất sắt hoặc thuốc chống đông máu trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. 

  • Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chỉ định xét nghiệm và các nhân viên thực hiện quá trình lấy máu xét nghiệm.

  • Cần mang kết quả xét nghiệm D-dimer đến bác sĩ chỉ định để kiểm tra các chỉ số xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn.

  • Chỉ thực hiện các xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín hoặc tại bệnh viện dưới sự chỉ định của bác sĩ. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm D-dimer

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán y khoa. Hãy thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ để giúp quá trình phát hiện và điều trị hiệu quả nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Hải Dương uy tín

Hiện nay không quá khó để người dân có thể tìm được một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm với mẫu  nước tiểu, cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Vậy với người dân đang sinh sống tại Hải Dương thì nên xét nghiệm nước tiểu Hải Dương ở đâu uy tín? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết để có được câu trả lời nhé.
Ngày 23/06/2023

Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai Hải Dương

Địa chỉ nào xét nghiệm giang mai Hải Dương an toàn, chính xác được nhiều người tìm kiếm. Giang mai là căn bệnh xã hội với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai và gợi ý địa chỉ thực hiện kiểm tra uy tín tại Hải Dương. 
Ngày 23/06/2023

Xét nghiệm viêm gan B Hải Dương: Nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm và chính xác một người có bị nhiễm virus viêm gan B không. Vậy với những khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương thì có thể xét nghiệm viêm gan B Hải Dương ở đâu uy tín? Đâu là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để xác định và chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan B? 
Ngày 23/06/2023

Gợi ý địa chỉ được đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình

Xét nghiệm chức năng gan gồm tập hợp những xét nghiệm máu khác nhau giúp đánh giá đúng về thực trạng chức năng gan. Việc thực hiện xét nghiệm này định kỳ sẽ giúp mỗi người biết được tình trạng lá gan của mình để có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh những hệ lụy xấu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp