Trong thời gian mang thai, người phụ nữ cần quan tâm, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thường xuyên. Một trong những vấn đề bạn cần thực hiện đó là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Vậy tại sao mẹ bầu không nên bỏ qua loại xét nghiệm kể trên?
16/01/2021 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu? 18/09/2020 | Tiểu đường thai kỳ - Bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng dễ dàng phòng tránh 05/09/2020 | Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tiểu đường thai kỳ 22/07/2020 | Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không và cần lưu ý gì?
1. Tình trạng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề khá nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe và kịp thời phát hiện tình trạng này, nếu không cả mẹ và em bé có thể gặp nguy hiểm.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ
Mọi người thường thắc mắc không biết tiểu đường thai kỳ xuất hiện do nguyên nhân nào? Có thể nói, lượng hormone nhau thai tăng quá nhiều sẽ khiến thai phụ bị tiểu đường trong thời gian mang thai. Bình thường, loại hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng trở nên dư thừa và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Theo các số liệu thống kê, khoảng 3 - 5% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải vấn đề đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian mang bầu, sau khi sinh em bé, đa phần nồng độ đường trong máu của bạn sẽ hồi phục hoàn toàn. Song, chị em phụ nữ không nên chủ quan, hãy chủ động đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để điều trị kịp thời vì tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ vào em bé.
2. Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc tại sao mẹ bầu nên đi xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ? Bởi vì tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
2.1. Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ
Một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu đó là tăng huyết áp, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều chị em phải đối mặt với biến chứng đó là tiền sản giật
Mẹ bầu có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị tiểu đường thai kỳ
Nhìn chung, một số thai phụ khi bị tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyên nên mổ lấy thai thay vì sinh thường. Quá trình mổ lấy thai có thể tiềm ẩn nhiều một số biến chứng xấu, đe dọa tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Do bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Sau khi sinh nở, những người này có thể mắc bệnh đái tháo đường type II. Những biến chứng kể trên đáng không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đó là lý do vì sao mọi người nên chủ động đi xét nghiệm, kiểm tra cẩn thận khi mang thai.
2.2. Biến chứng đối với thai nhi
Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng đối với thai nhi. Vậy em bé có thể đối mặt với những vấn đề như thế nào?
Nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, nhiều khả năng thai sẽ phát triển to hơn so với bình thường, Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân khiến em bé phải đối mặt với tình trạng sinh non. Điều này khiến sức khỏe của trẻ sơ sinh yếu hơn so với các em bé khác sinh đủ tháng.
Như vậy, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng, cần thiết để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển bình thường của em bé. Nếu mẹ bầu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, trẻ sau sinh có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết ngắn sau sinh. Triệu chứng này sẽ dẫn tới hiện tượng trẻ co giật, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.
Thai nhi có nguy cơ bị dị tật rất cao
Nhiều em bé sau sinh rơi vào tình trạng béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type II do mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Nghiêm trọng hơn cả, căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng của thai trong bụng mẹ, gây ra tình trạng thai lưu. Như vậy, người phụ nữ không thể chủ quan trước bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai.
3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?
Như vậy, việc xét nghiệm phát hiện tiểu đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng, mẹ bầu nên tìm hiểu về phương pháp thực hiện, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Cụ thể, để kiểm tra, phát hiện tình trạng tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.
Tuy nhiên, phương pháp dung nạp glucose huyết không được áp dụng trong một số trường hợp. Bạn nên tìm hiểu kỹ để biết mình có cần thực hiện loại xét nghiệm này hay không?
Các bác sĩ thường chỉ định những bệnh nhân đã được xác định glucose huyết tăng rõ ràng, người có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết không thực hiện loại xét nghiệm kể trên. Ngoài ra, người đang mắc bệnh cấp tính, bệnh nhân có tiền sử bị suy dinh dưỡng mạn tính hoặc người nằm liệt giường từ 3 ngày trở lên không tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu
4. Kết quả xét nghiệm như thế nào là bình thường?
Chị em phụ nữ nên chú ý tới các chỉ số xét nghiệm tiểu đường để biết được kết quả xét nghiệm tiểu đường như thế nào là bình thường? Nếu như, khi nhận được kết quả đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L) thì sản phụ được kết luận bình thường.
Trong trường hợp có ít nhất một mẫu máu cho kết quả bằng hoặc cao hơn các chỉ số trên, sản phụ đã mắc phải tiểu đường thai kỳ. Cụ thể, người có chỉ số đường máu lúc đói cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) hoặc đường máu bất kỳ cao hơn 200mg/dL (11,1 mmol/L) thì được chẩn đoán là đái tháo đường mang thai.
5. Thời điểm vàng để tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Chắc hẳn, nhiều chị em thắc mắc đâu là thời điểm vàng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, sản phụ sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
Đối với những thai phụ không có yếu tố nguy cơ, nếu kết quả thử đường huyết lúc đói cao hơn 92 mg/dL, bạn cần đi tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường vào thời điểm thai được 24 - 28 tuần.
Bạn nên lựa chọn thời gian xét nghiệm phù hợp nhất
Đối với thai phụ có yếu tố nguy cơ, trong 3 tháng đầu khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường. Nếu khi xét nghiệm kết quả của mẹ là bình thường thì cũng nên lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần. Bởi vì tại thời điểm này, bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết hormone có tác dụng làm tăng đường máu, đề kháng hormone có tác dụng làm giảm lượng đường máu, giảm dự trữ!
Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng ta đã phần nào giải đáp được thắc mắc liên quan tới xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây là xét nghiệm rất quan trọng mà chị em phụ nữ không thể bỏ qua trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, bên có thể tìm hiểu thêm về vấn đề xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?