Ung thư là căn bệnh nguy hiểm đang cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Hiện nay chưa có liệu pháp chính thức nào có thể chữa trị triệt để được căn bệnh quái ác này. Do đó, chúng ta chỉ có thể phòng tránh nó trước khi điều tồi tệ nhất xảy ra. Xét nghiệm dấu ấn ung thư là phương pháp giúp phát hiện bệnh ung thư sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
16/12/2019 | Xét nghiệm ung thư tuyến giáp có ý nghĩa gì trong y học? 09/12/2019 | Những thông tin hữu ích trong quá trình xét nghiệm ung thư tử cung 09/12/2019 | Giải đáp thắc mắc về quá trình xét nghiệm ung thư buồng trứng
1. Xét nghiệm dấu ấn ung thư là gì?
Nhiều căn bệnh ung thư liên quan đến quá trình sản xuất bất thường của một số phân tử sẽ được định lượng trong huyết thanh. Những phân tử này được gọi là chất chỉ điểm ung thư, hay còn có tên là dấu ấn ung thư.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư là một nghiên cứu mới mang ý nghĩa to lớn
Những dấu ấn ung thư này thường sẽ được sản sinh với nồng độ thấp tại các mô bình thường trong cơ thể. Còn riêng tại các nơi tồn tại khối u sẽ sản xuất chúng với số lượng lớn. Vậy nên, chúng ta có thể phân biệt được u lành với u ác (chính là ung thư) hoặc phát hiện ung thư qua xét nghiệm máu nhằm tìm ra những chất này.
Một số dấu ấn ung thư sẽ chỉ đặc hiệu với một loại ung thư, nhưng một số khác sẽ có xu hướng tăng trong nhiều loại ung thư khác nhau.
Ngoài ra, nhiều dấu ấn ung thư cũng có thể tăng trong các bệnh không phải là ung thư như: CEA được phát hiện tăng trong viêm phổi, viêm gan, dương tính giả trong, viêm loét dạ dày tá tràng,...
Xét nghiệm CEA giúp phát hiện sớm viêm phổi
Nhìn chung, xét nghiệm dấu ấn không thể sử dụng một mình để chẩn đoán ung thư mà còn cần đến sự góp mặt của các xét nghiệm chuyên sâu khác và những chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ.
2. Xét nghiệm dấu ấn ung thư có chính xác 100% không?
MEDLATEC khẳng định với bạn đọc rằng xét nghiệm dấu ấn ung thư không thể thể hiện được 100% bản chất của ung thư, do kết quả xét nghiệm vẫn có thể dương tính bởi máu có những chất tìm thấy tương đồng với khối u.
Bệnh nhân muốn biết chính xác có bị ung thư hay không cần làm lại xét nghiệm dấu ấn ung thư sau 3 - 6 tháng. Nếu các bác sĩ nhận thấy các chỉ số tăng lên và có dấu hiệu nguy hiểm sẽ tiến hành kết hợp chẩn đoán hình ảnh để có thể tìm ra mầm bệnh.
Chỉ số xét nghiệm nếu là dương tính giả sẽ vọt lên sau đó sụt xuống nhanh chóng.
Điều lo ngại hơn cả đó chính là kết quả âm tính giả, đó là khi người bệnh đang có mầm bệnh ung thư nhưng xét nghiệm dấu ấn ung thư không thể phát hiện ra được.
Cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để chẩn đoán ung thư
Xét nghiệm có thể không chính xác 100% nhưng khi kết hợp với các xét nghiệm và chụp hình CT thì có thể mang đến kết quả có tính chính xác cao nhất cho người bệnh. Do đó, nếu đang nghi ngờ bị mắc ung thư có thể đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.
3. Những xét nghiệm dấu ấn ung thư thường gặp hiện nay
3.1. CEA
CEA được biết chính là một thành phần thuộc màng nhày của đại trực tràng, giới hạn bình thường dao động trong khoảng từ 0 - 10 ng/mg.
Thông thường, chúng tăng trong K của đường tiêu hóa bao gồm: K thực quản, gan, tụy, đại trực tràng, buồng trứng, vú, cổ tử cung,…
Ngoài ra, cũng có thể tăng không đáng kể trong polyp đại tràng, viêm tụy, viêm ruột non, hoặc suy thận mạn.
3.2. AFP
AFP dạng huyết tương thường tăng trong K tế bào mầm, K tế bào gan nguyên phát.
Giới hạn thông thường nằm trong khoảng 0 - 7ng/ml.
Vai trò chính của AFP là có thể theo dõi được tiến trình điều trị bệnh và hiệu quả của quá trình điều trị K tinh hoàn, K tế bào gan nguyên phát, xạ trị hoặc hóa trị liệu.
AFP được sử dụng nhằm theo dõi tiến trình của bệnh K tế bào gan nguyên phát
AFP huyết tương thường tăng trong xơ gan, viêm gan.
3.3. CA 125
CA 125 là dạng huyết tương, tăng trong K cổ tử cung, K buồng trứng, ngoài ra chúng cũng có thể tăng bởi các bệnh thanh dịch như: viêm màng tim, viêm màng bụng, viêm màng phổi,…
Giới hạn CA 125 bình thường là 0 - 35U/ml.
CA 125 chủ yếu có vai trò trong chẩn đoán của K buồng trứng, kiểm tra sự thành công của quá trình đồng thời theo dõi tiến trình điều trị của bệnh.
3.4. SCC
Mặc dù SCC không thật sự phù hợp cho mục đích là tầm soát ung thư tế bào vảy bởi độ đặc hiệu và độ nhạy tương đối thấp, nhưng chúng lại là xét nghiệm tối ưu để theo dõi được tiến trình của bệnh và có thể đánh giá sự đáp ứng điều trị K tế bào vảy (K thực quản) khi nguyên phát và tái phát.
Bệnh nhân cần lưu ý rằng SCC có khả năng bị tăng khi tắc nghẽn hen, phổi.
3.5. CA 15-3
Chỉ số CA 15-3 cao thường được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị và sự tái phát của ung thư vú.
Chỉ số CA 15-3 bình thường ở những phụ nữ khỏe mạnh là ≤ 30 U/mL. Giá trị bình thường của CA 15-3 có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phương pháp định lượng, hệ thống máy phân tích và các kít sử dụng của từng phòng xét nghiệm.
Chỉ số CA 15-3 cao hơn mức bình thường càng nhiều, nguy cơ ung thư vú càng lớn. Trong ung thư vú di căn, nồng độ CA 15-3 thường đạt đỉnh khi ung thư di căn xương và/hoặc gan.
Ngược lại, nồng độ chất chỉ điểm ung thư vú bình thường không đảm bảo rằng người được xét nghiệm không có ung thư vú. Tuy nhiên, có khoảng 20 - 25% người có ung thư vú tiến triển nhưng không có tăng nồng độ CA 15-3.
Với những chia sẻ mà MEDLATEC chia sẻ trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng đã cung cấp các kiến thức y khoa mới nhất, hữu ích nhất cho bạn.
Để kết quả xét nghiệm chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, sẽ giúp bạn đưa ra những lời tư vấn điều trị hiệu quả.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này có thể liên hệ ngay với MEDLATEC để được tư vấn trực tiếp.