Xét nghiệm BUN mang đến những thông tin về nồng độ nitơ có trong urê. Qua đó, bác sĩ sẽ có những nhận định về tình trạng sức khỏe gan, thận của người bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường bị nhầm lẫn với xét nghiệm ure máu. Cùng tham khảo thông tin sau để hiểu rõ xét nghiệm BUN là gì và có ý nghĩa như thế nào?
07/03/2023 | Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không và lưu ý từ chuyên gia 06/03/2023 | Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn và điều cần lưu ý 25/02/2023 | Xét nghiệm máu có thể ra những bệnh gì? Nên thực hiện ở đâu?
1. Xét nghiệm BUN là gì?
Dù đang cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay nhưng rất nhiều người chưa hiểu rõ xét nghiệm BUN là gì. Từ BUN được viết tắt từ cụm từ Blood Urea Nitrogen và xét nghiệm BUN chính là phương pháp phân tích để xác định hàm lượng nitơ có trong ure. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý về gan thận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm BUN mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chức năng hoạt động của gan, thận. Nhờ có chỉ số kết quả của xét nghiệm này, bác sĩ có thể đưa ra một số chẩn đoán về tình trạng suy dinh dưỡng, những tổn thương tại thận, tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu, lưu thông máu kém, tình trạng mất nước, xuất huyết dạ dày, suy tim xung huyết,…
Xét nghiệm BUN cung cấp thông tin về hàm lượng nitơ có trong ure
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm BUN cũng được sử dụng để đánh giá phương pháp điều trị lọc máu có hiệu quả hay không.
Thông thường, xét nghiệm BUN được thực hiện giống như một danh mục quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi bệnh nhân khi đang trong hoặc sau quá trình điều trị bệnh.
Lưu ý: Xét nghiệm này chỉ có thể đo được chỉ số nitơ có trong ure mà không thể xác định được nguyên nhân khi chỉ số này tăng hay giảm quá mức tiêu chuẩn.
- Chỉ số BUN bình thường khi:
+ Ở nam giới: Kết quả xét nghiệm BUN ở mức bình thường khi nằm trong khoảng 8 - 24 mg/dL (tương đương 2.86 - 8.57 mmol/L).
+ Ở nữ giới: Kết quả xét nghiệm BUN ở mức bình thường khi nằm trong khoảng 6 - 21 mg/dl (tương đương với 2.14 - 7.50 mmol/L).
Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của xét nghiệm này cũng có thay đổi tùy thuộc vào tham chiếu của các phòng thí nghiệm, độ tuổi người lấy mẫu xét nghiệm. Thông thường, tuổi càng cao thì nồng đồ Urea nitrogen càng tăng, vì thế chỉ số BUN ở trẻ em thường thấp hơn giá trị tiêu chuẩn ở người lớn.
- Chỉ số BUN tăng có ý nghĩa gì?
Khi kết quả chỉ số xét nghiệm BUN cao hơn bình thường, nhất là những trường hợp chỉ số BUN cao hơn 50 mg/dL(tương đương 17.85 mmol/L) thì rất có thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý về thận, chẳng hạn như suy thận, viêm bể thận, viêm cầu thận,… Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân khiến chỉ số BUN tăng cao hơn bình thường.
Chỉ số BUN tăng hoặc giảm có thể là do những vấn đề về gan, thận
- Chỉ số BUN giảm là do đâu?
Hàm lượng nitơ urê máu thấp hơn giá trị tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang bị tổn thương chẳng hạn như suy gan hoặc chế độ ăn uống của bạn đang có vấn đề(ăn quá nhiều carbohydrate, thiếu protein, suy dinh dưỡng,...).
3. Xét nghiệm BUN được chỉ định với những trường hợp nào?
- Người bệnh có những dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh về thận.
- Các trường hợp cần đánh giá chức năng thận.
- Các trường hợp cần được đánh giá về hiệu quả điều trị lọc máu khi chạy thận nhân tạo hoặc đang thẩm phân phúc mạc.
- Bệnh nhân cần kiểm tra chức năng của thận về khả năng loại bỏ chất thải từ máu.
Mẫu máu xét nghiệm BUN được lấy từ đường tĩnh mạch của người bệnh
Tuy nhiên, để có thêm những căn cứ chẩn đoán bệnh lý về thận, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm đánh giá nồng độ creatine. Nếu chỉ số này cao thì rất có thể thận đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định lấy mẫu máu của người bệnh để ước tính về độ lọc cầu thận, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về khả năng loại bỏ chất thải khỏi máu của thận.
4. Quy trình thực hiện xét nghiệm BUN
Quy trình thực hiện xét nghiệm BUN bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân trong trường hợp cần thiết.
- Bước 2: Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trước khi xét nghiệm để đảm bảo không làm sai lệch kết quả. Cụ thể là:
+ Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein.
+ Nếu người bệnh cần dùng mẫu máu để thực hiện cho một số xét nghiệm bổ sung khác, bác sĩ sẽ sẽ hướng dẫn và dặn dò bệnh nhân chi tiết hơn về vấn đề ăn kiêng và cần chuẩn bị gì thêm trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Bước 3: Lấy máu xét nghiệm: Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu đường tĩnh mạch giống như các xét nghiệm thông thường khác.
- Bước 4: Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân sẽ được đựng trong ống chuyên dụng và đưa đến phòng xét nghiệm để các chuyên gia tiến hành phân tích.
5. Nên thực hiện xét nghiệm BUN ở đâu?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế đáng tin cậy. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng bởi những lý do sau:
- Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm phù hợp, tư vấn về kết quả xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả cho người bệnh.
Nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC
- Hệ thống thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo mang đến kết quả xét nghiệm chính xác.
- Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế là ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ). Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về năng lực xét nghiệm của MEDLATEC.
- Khách hàng bận rộn hoặc di chuyển khó khăn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC với mức chi phí rất hợp lý.
Để được đặt lịch xét nghiệm, quý khách hàng chỉ cần nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.