Bệnh tự miễn là các bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra tại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Là bệnh được đặc trưng bởi sự tự sản xuất các kháng thể hoặc một dòng lympho T (tế bào T). Các kháng thể này tự phản ứng để chống lại một hay nhiều tổ chức của chính cơ thể mình. Trong trường hợp tự kháng thể gây hại cho cơ thể gọi là bệnh tự miễn. Vậy xét nghiệm ANA có tác dụng gì trong việc chẩn đoán bệnh tự miễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.
03/01/2020 | Xét nghiệm ANA giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tự miễn 15/08/2019 | Bạn đã biết những thông tin về khám sức khỏe du học Canada chưa?
1. Ý nghĩa của xét nghiệm ANA
xét nghiệm ANA (Anti Nuclear Antibodies) là xét nghiệm tìm các kháng thể kháng nhân có tầm quan trọng đặc biệt giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh lý của mô liên kết nhất là bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn khác.
Hình 1: Tế bào tự miễn ở người.
2. Xét nghiệm ANA được chỉ định trong trường hợp nào?
Xét nghiệm ANA sẽ được bác sĩ chỉ định khi bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tự miễn hệ thống.
Ngoài ra xét nghiệm còn được tiến hành làm lại để theo dõi tiến triển bệnh.
Những dấu hiệu của bệnh tự miễn thường không đặc hiệu, mơ hồ và thay đổi theo thời gian, tiến triển nặng hơn và có những đợt bùng phát hay ổn định xen kẽ nhau. Một số triệu chứng và dấu hiệu thể hiện như:
-
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, đau đầu, chóng mặt.
-
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không tập trung, mất tinh thần.
-
Tê chân tay, nhạy cảm với ánh sáng.
-
Ngứa da, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, phát ban.
-
Rụng tóc.
-
Đau giống viêm khớp ở một hay nhiều khớp.
-
Sưng các tuyến ở khớp, cổ họng.
-
Tăng hoặc giảm cân bất thường.
-
Thay đổi trong nhu động ruột và quá trình trao đổi chất, dị ứng với thực phẩm hoặc gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khiến bạn dễ bị dị ứng với thực phẩm hoặc gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy.
-
Xuất hiện triệu chứng của các bệnh: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, giảm tiểu cầu vô căn, viêm tuyến giáp,...
3. Quy trình xét nghiệm ANA được tiến hành như thế nào?
3.1. Nguyên lý xét nghiệm ANA
Xét nghiệm ANA là một xét nghiệm huyết thanh học được phát hiện dựa vào một trong các nguyên lý các kỹ thuật: miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch hóa phát quang, miễn dịch enzym,... Hiện nay phương pháp được sử dụng nhiều nhất là miễn dịch hóa phát quang.
Kháng thể ANA sẽ được tìm thấy trong mẫu bằng cách kháng thể trong mẫu sẽ bắt cặp với kháng kháng thể đặc hiệu có gắn enzym trong thuốc thử, enzym này sẽ phản ứng màu với cơ chất (TMB) Phức hợp tạo ra sẽ được đọc bằng phương pháp đo quang hoặc đo độ hấp thụ ánh sáng.
3.2. Tiến hành xét nghiệm
Xét nghiệm ANA được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch.
Người bệnh có thể nghỉ ngơi ăn uống bình thường. Bởi vì có một số loại thuốc có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nên trước khi tiến hành lấy mẫu người bệnh cần mang tất cả các loại thuốc đang sử dụng đến để bác sĩ kiểm tra thành phần trước khi làm xét nghiệm. Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cafe,... trước khi lấy mẫu vì nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Các thuốc có thể gây ra kết quả dương tính giả như: acetazolamide, aminosalicylic acid, chlorprothixene, chlorothiazides, griseofulvin, hydralazine, penicillinn, phenylbutazone, phenytoin sodium, procainamide, sulfonamides và tetracylines.
Các thuốc gây ra kết quả âm tính giả bao gồm các thuốc chứa Steroid.
Mẫu máu bị tán huyết cũng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu tĩnh mạch vừa đủ cho vào ống nghiệm không có chất chống đông hoặc có chống đông heparin.
Mẫu máu sẽ được ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương, mẫu huyết thanh/huyết tương được chuyển đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.
Hình 2: Xét nghiệm ANA
3.3. Trả kết quả xét nghiệm
Phòng xét nghiệm trả kết quả cho người bệnh/bác sĩ sau khi đã xem xét tất cả các yếu tố kiểm soát chất lượng của xét nghiệm ANA.
Bác sĩ sẽ xem xét kết quả dựa trên các triệu chứng lâm sàng để tư vấn kết quả cho bệnh nhân, đánh giá tình trạng bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
4. Kết quả xét nghiệm ANA dương tính thể hiện điều gì?
Nếu ANA < 0,82 S/CO : Âm tính. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính mà cơ thể vẫn có triệu chứng lâm sàng thì nên kiểm tra lại sau 4-6 tuần.
Nếu ANA 0,82 - 1,2 S/CO: Nghi ngờ: cần kiểm tra lại sau 4 đến 6 tuần.
Nếu ANA >1,2 S/CO: Dương tính nên gặp bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm chuyên sâu khác để được điều trị thích hợp.
Kháng thể ANA đặc hiệu 70% - 80% trong bệnh lupus ban đỏ.
Hình 3: Kết quả xét nghiệm được trả sau khi đã được xem xét
Xét nghiệm ANA dương tính thường gặp trong các nguyên nhân:
-
Lupus ban đỏ hệ thống.
-
Lupus ban đỏ dạng đĩa.
-
Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
-
Viêm gan tự miễn mạn tính, xơ gan, viêm gan do lupus.
-
Cơn nhược cơ toàn thể.
-
Bệnh mô liên kết (connective tissuae diseases).
-
Bệnh lupus do thuốc gây ra
-
Viêm da cơ, bệnh vảy nến.
-
Bệnh mô kẽ hỗn hợp.
-
viêm khớp dạng thấp.
-
Bệnh Lao.
-
Bệnh Raynaud.
-
Hội chứng Sjogren, hội chứng Sharp.
-
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (infectious mononucleosis).
-
Bệnh bạch cầu (leukemia).
-
Các bệnh lý ung thư nhất là u lympho.
-
Các bệnh miễn dịch khác.
Xét nghiệm ANA ít tốn kém và đạt độ nhạy, độ đặc hiệu cao để chẩn đoán các bệnh lý mô liên kết nói chung và bệnh lupus ban đỏ hệ thống nói riêng. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, khi có các dấu hiệu của bệnh tự miễn bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám và tư vấn tránh trường hợp để bệnh trở nặng.
Với đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành cùng trung tâm xét nghiệm với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự tin là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Gọi ngay số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn về dịch vụ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.