Bướu tuyến giáp: nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng cần cảnh giác | Medlatec

Bướu tuyến giáp: nguyên nhân dấu hiệu và biến chứng cần cảnh giác

Bướu tuyến giáp là một dạng rối loạn tuyến giáp về cơ bản là lành tính. Việc điều trị bướu tuyến giáp không quá phức tạp nhưng cần phát hiện để điều trị sớm thì mới ngăn chặn được những ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống người bệnh. Dưới đây là những thông tin khái quát nhất liên quan đến bệnh lý này.


21/04/2023 | Bướu giáp đơn thuần: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh
16/08/2021 | Có thai khi đang điều trị bướu giáp nguy hiểm không và nên làm gì
04/11/2020 | Những thông tin cần biết về bệnh bướu giáp nhân

1. Bướu tuyến giáp là bệnh gì, có mấy độ?

Tuyến giáp là có kích thước nhỏ, hình cánh bướm, nằm ở cổ, sản xuất ra hormone để điều hòa quá trình trao đổi chất. Bướu tuyến giáp là tình trạng phì đại bất thường về kích thước của tuyến này, một số trường hợp có nhân trong tuyến. 

Bướu tuyến giáp kích thước to có thể nhìn thấy được

Bướu tuyến giáp kích thước to có thể nhìn thấy được

Không chỉ phì đại về kích thước, một số trường hợp bướu tuyến giáp còn khiến cho chức năng tuyến này thay đổi. Hầu hết các trường hợp bướu giáp không đau, nếu bướu giáp quá lớn có thể chèn ép gây nuốt khó hoặc khó thở, ho,...

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân độ bướu giáp gồm:

- Độ 0: bướu nhỏ không sờ thấy, không nhìn thấy được.

- Độ 1: sờ thấy bướu nhưng ở tư thế nằm hoặc ngồi bình thường không nhìn thấy được.

- Độ 2: cổ to ra, bướu dễ nhìn thấy và sờ thấy.

2. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng nhận diện bệnh bướu tuyến giáp

2.1. Nguyên nhân bị bệnh bướu tuyến giáp

Các trường hợp bị bướu tuyến giáp chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

- Thiếu iốt

Quá trình sản xuất hormone tuyến giáp không thể thiếu iốt nên nếu kéo dài tình trạng thiếu hụt iốt ban đầu sẽ rất dễ bị bướu giáp.

- Bệnh Graves

Khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone sẽ nảy sinh tình trạng bướu cổ đôi - bệnh Graves. Đối với bệnh lý này, các kháng thể do hệ miễn dịch sản xuất ra sẽ tấn công tuyến giáp và khiến tuyến này tạo ra lượng thyroxine dư thừa kích thích tuyến giáp sưng lên.

- Bướu tuyến giáp nhiều nhân

Khi cả hai bên tuyến giáp phát triển các nốt sần chứa đầy chất lỏng hoặc khối u rắn thì tuyến sẽ bị mở rộng.

- Bệnh Hashimoto

Đây là một dạng rối loạn tự miễn khiến tuyến giáp bị tổn thương và tạo ra rất ít hormone. Kết quả của tình trạng hormone tuyến giáp thấp là tuyến yên sản xuất hormone quá mức để kích thích tuyến giáp và làm tuyến giáp phì đại.

- Nốt tuyến giáp đơn lẻ

Hiện tượng này có nghĩa là một phần tuyến giáp có phát triển một nốt đơn. Đại đa số trường hợp mắc bệnh là lành tính và không có nguy cơ gây ung thư.

- Khối u ác tính tuyến giáp

So với các nốt tuyến giáp lành tình thì ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn nhưng nó là nguyên nhân để hình thành bướu tuyến giáp.

- Mang thai

Quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ sản xuất ra hormone HCG - yếu tố có thể khiến tuyến giáp hơi phì đại.

- Viêm giáp

Viêm nhiễm xảy ra ở tuyến giáp khiến tuyến này bị đau và sưng đồng thời cũng có thể kích thích sản xuất quá mức hoặc bị thiếu thyroxin.

2.2. Triệu chứng của bệnh bướu tuyến giáp

Không phải mọi trường hợp mắc bệnh bướu tuyến giáp đều có triệu chứng nhưng khi đã xuất hiện thì chủ yếu là:

- Bên dưới cổ bị sưng, khi cạo râu hoặc trang điểm có thể dễ dàng nhận thấy.

- Cảm giác cổ họng bị siết chặt từ bên trong.

- Khàn tiếng.

- Ho nhiều.

- Khó thở.

- Khó nuốt.

Mô phỏng triệu chứng bướu giáp

Mô phỏng triệu chứng bướu giáp

3. Biến chứng của bướu tuyến giáp và cách xử lý

Các trường hợp bướu tuyến giáp có kích thước nhỏ hầu như không gây chèn ép đến các cấu trúc xung quanh nhưng nếu nó phát triển to dần mà không được điều trị thì có thể gặp phải một số biến chứng:

- Đường thở bị đè ép kéo dài gây suy hô hấp mạn tính

Bướu giáp kích thước to khiến cho người bệnh không hô hấp như bình thường được nên lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đảm bảo. Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây nên bệnh khí phế thũng, phổi mạn tính,...

- Suy dinh dưỡng, sụt cân

Bướu tuyến giáp to chèn ép lên thực quản khiến người bệnh bị khó nuốt là hiện tượng rất phổ biến. Tình trạng này kéo dài người bệnh sẽ chán ăn, sợ ăn, ăn ngày càng ít và dần dần không còn hứng thú ăn uống, thậm chí sợ đau mỗi khi nuốt nên không muốn ăn. Kết quả sinh ra từ đó chính là tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng.

- Ho mạn tính

Tuyến giáp to kích thích đường thở nên người bị bướu tuyến giáp thường xuyên bị ho, ho nhiều, mệt mỏi, công việc bị ảnh hưởng. Không những thế, ho nhiều còn khiến người bệnh tăng nguy cơ bị tiểu không tự chủ, thoát vị ổ bụng,...

- Sặc

Do bướu giáp có kích thước to chèn ép nên người bệnh bị khó nuốt, không nuốt được, vì thế nên thức ăn bị trào ngược lên trên, vào phổi và khí quản gây nên hậu quả nặng nề.

- Khàn tiếng

Dây thần kinh thanh quản bị bướu tuyến giáp chèn ép lâu ngày nên tổn thương, khiến người bệnh bị khàn tiếng. Nếu một bên thần kinh bị liệt sẽ sinh ra hiện tượng nói ngọng còn liệt hai bên sẽ bị câm hoàn toàn.

- Ngưng thở khi ngủ 

Đây là một biến chứng nặng nề của bướu tuyến giáp. Kích thước bướu to làm người bệnh ngáy, có nhiều đợt ngưng thở trong khi ngủ làm người bệnh thức giấc, chất lượng giấc ngủ kém, lâu dần sinh ra mệt mỏi, kiệt sức.

Xét nghiệm tuyến giáp giúp chẩn đoán đúng bệnh bướu giáp

Xét nghiệm tuyến giáp giúp chẩn đoán đúng bệnh bướu giáp

Xuất phát từ những biến chứng nguy hiểm trên, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi có dấu hiệu nghi ngờ bướu tuyến giáp, người bệnh nên thăm khám ngay để được chẩn đoán đúng. Thông thường, qua thăm khám lâm sàng bác sĩ có thể nhận diện được bệnh lý này.

Nếu cần thiết kiểm tra chuyên sâu, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

- Xét nghiệm máu: kiểm tra sự thay đổi lượng hormone tuyến yên và tuyến giáp kết hợp xác nhận sự có mặt của kháng thể bất thường.

- Siêu âm: kiểm tra kích thước và hình thái cấu trúc tuyến giáp.

- Chụp xạ hình tuyến giáp: cung cấp mọi thông tin về tuyến giáp để có căn cứ chẩn đoán ung thư tuyến giáp từ giai đoạn đầu.

- Sinh thiết: lấy mẫu mô hoặc dịch ở tuyến giáp để xác nhận tình trạng lành tính hoặc ác tính của bướu giáp.

Dựa trên những kết quả kiểm tra thu được, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể với từng trường hợp bướu giáp, giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện và kích thước của bướu được kiểm soát.

Để thăm khám, chẩn đoán bướu tuyến giáp, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch qua Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Khi khám tại đây, quý khách sẽ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám và chỉ định kiểm tra cần thiết để xác định đúng tình trạng bệnh và tư vấn phương án điều trị tối ưu.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp