ANA là kháng thể kháng nhân sinh ra do bệnh lý tự miễn của cơ thể. Xét nghiệm ANA giúp phát hiện các kháng thể kháng nhân tồn tại trong máu, từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời, cùng MEDLATEC tìm hiểu về xét nghiệm này qua bài viết dưới đây.
23/12/2019 | Xét nghiệm kháng thể kháng nhân giúp chẩn đoán bệnh tự miễn hệ thống 27/10/2014 | Bệnh tự miễn và thuốc điều trị 06/10/2014 | Viêm gan tự miễn và những kỹ thuật chẩn đoán 26/08/2014 | Nguy hiểm do viêm gan tự miễn
1. Xét nghiệm ANA là gì?
Kháng thể ANA (Antinuclear antibodies) được gọi là kháng thể kháng nhân, xuất hiện trong máu do cơ chế tự miễn sinh ra, các kháng thể này sẽ tấn công nhân của các tế bào trong cơ thể.
Bệnh lý tự miễn nguy hiểm ở người
Xét nghiệm này có độ nhạy cao giúp phát hiện kháng thể ANA tồn tại trong máu bệnh nhân mắc bệnh tự miễn và được kết hợp với chụp X - quang, CT/Scan, sinh thiết trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Bệnh lý tự miễn thường ít có triệu chứng, dấu hiệu bệnh mơ hồ, mờ nhạt, khó phát hiện. Đây là xét nghiệm được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu sau mà không phải do các bệnh lý khác gây ra:
-
Sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt liên tục.
-
Tê chân tay, nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.
-
Viêm đa cơ, viêm da cơ.
-
Tổn thương hệ thần kinh, các cơ quan gan tụy, tim mạch, phổi, khí quản,...
-
Triệu chứng bệnh: viêm khớp dạng thấp, hội chứng lupus ban đỏ, viêm đa cơ, viêm gan, viêm tuyến giáp, giảm tiểu cầu vô căn,...
-
Viêm màng tim, màng phổi.
-
Hội chứng Raynaud.
2.1. Nguyên lý xét nghiệm ANA
Đây là xét nghiệm huyết thanh dựa trên nguyên lý các kỹ thuật: miễn dịch enzyme, miễn dịch hóa phát quang, miễn dịch huỳnh quang,... Kháng thể được phát hiện bằng cách kháng thể trong mẫu sẽ phản ứng với kháng thể đặc hiệu trong thuốc thử có gắn chất đánh dấu để phát hiện được bằng phương pháp đo quang hoặc đo độ hấp thụ ánh sáng.
2.2. Tiến hành xét nghiệm ANA
Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần. Một số loại thuốc có thể làm xét nghiệm có kết quả dương tính giả, vì vậy nếu đang sử dụng thuốc, có thể mang đến cho bác sĩ kiểm tra thành phần trước khi làm xét nghiệm, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,...
Bệnh nhân được lấy từ 3 - 4ml máu từ tĩnh mạch vào ống nghiệm không chứa chất chống đông hoặc chứa chất chống đông heparin, tiến hành ly tâm lấy huyết thanh/huyết tương. Mẫu huyết thanh/huyết tương thu được gửi qua phòng xét nghiệm có thể phân tích bằng các kỹ thuật sau:
Ống nghiệm chứa mẫu máu làm xét nghiệm
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành tích đối chiếu kết quả xét nghiệm, tư vấn kết quả cho bệnh nhân, đánh giá trình trạng bệnh, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
-
Quá trình lấy mẫu máu và bảo quản không tốt.
-
Bệnh nhân sử dụng một vài loại thuốc mà không thông báo với bác sĩ, vì chúng có thể gây kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.
-
Bệnh nhân đang nhiễm các bệnh virus, làm kết quả xét nghiệm không chính xác.
3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm
Sau khi có kết quả xét nghiệm, chỉ số kháng thể kháng nhân ANA tồn tại trong huyết tương ở các mức:
-
Nhỏ hơn 1.5 Index: Âm tính, hiện tại không tìm thấy kháng thể ANA trong mẫu máu, nếu trên lâm sàng vẫn có triệu chứng thì nên làm lại xét nghiệm sau 4 - 6 tuần.
-
Lớn hơn hoặc bằng 1.5 Index: Dương tính, có kháng thể ANA trong máu, cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn làm các xét nghiệm chuyên sâu khác và tìm hướng điều trị tốt nhất.
Xét nghiệm ANA có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý tự miễn và thường dùng như một phương pháp theo dõi một số bệnh lý thường gặp.
Xét nghiệm ANA có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý tự miễn
Các đối tượng thường dương tính với kháng thể kháng nguyên ANA:
-
Phụ nữ ở tuổi trung niên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
-
Người có tiền sử gia đình đã mắc bệnh.
-
Người da trắng có tỉ lệ mắc cao hơn người da màu từ 3 - 5%, tỉ lệ này cao hơn khi lớn tuổi.
-
Người đang điều trị viêm xơ gan, viêm tắc ống mật,...
-
Người đang nhiễm các bệnh virus như lao phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan C,...
4. Xét nghiệm ANA giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh có cơ chế rất phức tạp, kháng thể kháng nhân thường được tìm thấy đến 80 - 90% trong các trường hợp bị bệnh Lupus ban đỏ, rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều cơ quan như: da, gan, thận, tim, phổi, não, máu,...
Dấu hiệu và triệu chứng: xuất hiện phát ban hình cánh bướm trên hai má, mệt mỏi, đau đầu, hay quên, đau cứng, sưng phù các khớp, da nhạy cảm với ánh sáng, khó thở, tức ngực,... các dấu hiệu bệnh tương ứng với các cơ quan đã bị tổn thương.
Làm xét nghiệm này giúp phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị Lupus ban đỏ
-
Dùng thuốc ức chế miễn dịch: ức chế các kháng nguyên kháng nhân, giúp giảm triệu chứng của bệnh.
-
Dùng thuốc sinh học giảm các triệu chứng của Lupus ban đỏ, tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ.
Những cách cải thiện tình trạng bệnh:
-
Có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo, nâng cao sức đề kháng.
-
Không sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá, cà phê,...
-
Thường xuyên, thăm khám theo dõi sức khỏe định kỳ,...
-
Sử dụng các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hỗ trợ sức khỏe,...
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi có các dấu hiệu bệnh lý tự miễn, bạn nên đến các cơ sở Y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám, tránh trường hợp nhiễm bệnh nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và gia đình.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xét nghiệm, được trang bị những máy móc hiện đại nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài ra, nhằm mang đến sự tiện lợi cho khách hàng, MEDLATEC còn có dịch vụ xét nghiệm tại nhà đảm bảo kết quả chính xác và thời gian trả kết quả nhanh chóng. Đây là điều vô cùng quan trọng vì có thể giúp bác sĩ kịp thời có chẩn đoán về bệnh lý người bệnh đang mắc phải và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.