Phương pháp xét nghiệm ADN được sử dụng để xác định quan hệ huyết thống giữa các cá nhân. Xét nghiệm ADN ông cháu cũng là một trong những xét nghiệm nằm trong xét nghiệm ADN huyết thống. Vậy xét nghiệm ADN ông cháu có chính xác không và cần lưu ý những gì trong quá trình thực hiện?
14/04/2023 | Xét nghiệm ADN để làm gì? Nên thực hiện ở đâu? 23/12/2022 | Trung tâm xét nghiệm ADN công nghệ cao, nhanh chóng và chính xác
1. Định nghĩa về xét nghiệm ADN
Phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống còn được gọi là xét nghiệm DNA hoặc xét nghiệm di truyền. Đây được xem là phương pháp xét nghiệm hiện đại với độ chính xác cao nhất trong việc xác định mối quan hệ ADN giữa các cá nhân như: quan hệ bố/mẹ - con, quan hệ ông/bà - cháu, quan hệ giữa các anh chị em, giữa anh em trai, hay chị em gái cùng cha,...
Việc xét nghiệm ADN dựa trên nguyên tắc của di truyền học cho biết rằng mỗi người khi sinh ra sẽ kế thừa một phần vật chất di truyền từ cả bố và mẹ, tức là 50% gen từ mẹ và 50% gen từ bố. Vì vậy, xét nghiệm ADN có thể xác định chính xác mối quan hệ giữa các cá nhân dựa trên cấu trúc gen của họ.
Xét nghiệm ADN huyết thống không chỉ được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các cá nhân, mà còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác như:
-
Làm các thủ tục hành chính như làm giấy khai sinh, hộ khẩu, cấp VISA, nhập tịch,...
-
Giúp xác định danh tính người thân hoặc giám định hài cốt liệt sĩ
-
Tạo ra thẻ ADN cá nhân hoặc chứng minh thư gen: một xu hướng y học được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Xét nghiệm ADN cũng có thể làm giấy khai sinh
2. Có thể thực hiện xét nghiệm ADN ông cháu không?
Để xác định quan hệ cha - con giữa ông nội và cháu, có thể thực hiện xét nghiệm ADN mà không cần có mẫu xét nghiệm của người cha. Thực tế, xét nghiệm này thường được tiến hành khi không có sẵn mẫu máu của người cha (do cha không có mặt hoặc không đủ điều kiện để xét nghiệm ADN) nhằm xác định quan hệ cha - con giữa họ.
.
Có thể thực hiện xét nghiệm ADN ông cháu
3. Xét nghiệm ADN ông cháu có chính xác không?
Quá trình xét nghiệm ADN giữa ông và cháu nhằm phân tích và so sánh các đoạn gen trong các nhiễm sắc thể từ tế bào của mẫu thu thập. Từ đó đưa ra kết quả xác định liệu người cháu đó có quan hệ ruột thịt với ông hay không.
Kết quả của xét nghiệm ADN giữa ông và cháu:
-
Khi không có quan hệ huyết thống hoặc không biết trước các giá trị alen của người ông và người cháu, kết quả xét nghiệm ADN giữa hai người này sẽ có độ chính xác 100%. Tức là, kết quả sẽ chính xác và không có khả năng bị sai sót.
-
Khi có quan hệ huyết thống hoặc đã biết trước các giá trị alen của người ông và người cháu giả định, độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN giữa hai người này có thể đạt đến mức 99,99999998%. Điều này có nghĩa là, khả năng xảy ra sai sót trong kết quả là rất thấp.
Quá trình xét nghiệm ADN giữa ông và cháu bao gồm việc lấy mẫu mang mẫu đi phân tích, tách chiết nhân ADN để giải mã, so sánh các đoạn gen chứa trong nhiễm sắc thể của tế bào được thu thập. Kết quả của quá trình này sẽ giúp xác định liệu đứa trẻ có quan hệ huyết thống với ông hay không.
Đối tượng xét nghiệm ADN bao gồm ông giả định, cháu và có thể bao gồm cả mẹ của cháu (trong trường hợp xét nghiệm ADN 3 thế hệ).
Để tăng độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN ông - cháu, nên đưa cả mẹ của cháu tham gia xét nghiệm. Khi có mẫu của mẹ, số lượng trình tự di truyền có thể so sánh sẽ tăng lên, giúp đánh giá quan hệ huyết thống chính xác hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp không có mẫu của mẹ, vẫn có thể tiến hành xét nghiệm ADN ông - cháu.
Để tăng độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN ông cháu có thể đưa cả mẹ của cháu tham gia xét nghiệm
4. Các bước thực hiện xét nghiệm
Việc xét nghiệm ADN ông cháu là một phương pháp phổ biến được sử dụng để xác định quan hệ huyết thống giữa người ông và cháu của ông.
Bước 1: Thu thập mẫu và chuyển giao cho trung tâm xét nghiệm.
Mẫu thu thập cho xét nghiệm ADN ông cháu có thể bao gồm nhiều loại như: máu, niêm mạc miệng, tóc, móng tay/chân, cuống rốn, nhằm mục đích xác định quan hệ huyết thống giữa hai người.
Bước 2: Bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.
Cả 5 loại mẫu để xét nghiệm ADN vừa kể trên đều có thể bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường. Sau đó các chuyên gia sẽ tiến hành bước 3.
Bước 3: Tiến hành phân tích trình tự ADN và so sánh.
Bước phân tích trình tự ADN là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm huyết thống giữa ông và cháu. Nếu trình tự ADN của các mẫu càng gần nhau, thì khả năng họ có quan hệ huyết thống càng cao.
Bước 4: Chờ đợi kết quả trả về từ phòng xét nghiệm.
Bước phân tích trình tự ADN là yếu tố quan trọng
5. Những điều cần chú ý khi xét nghiệm ADN ông cháu
Có một số lưu ý khi tiến hành xét nghiệm ADN ông cháu để đảm bảo tính chính xác của kết quả:
-
Nếu ông hoặc cháu có bệnh lý liên quan đến máu, chẳng hạn như đã phải ghép tủy hoặc truyền máu trong vòng 3-6 tháng gần đây. Ngoài ra, không nên tự lấy mẫu tại nhà mà cần đến Bệnh viện hoặc Trung tâm xét nghiệm để được tư vấn và hỗ trợ.
-
Việc lấy mẫu cần thực hiện riêng biệt cho mỗi người, sau đó nhanh chóng bỏ vào phong bì và ghi đầy đủ thông tin để tránh nhầm lẫn và ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
-
Thời gian lưu trữ mẫu phụ thuộc vào từng loại mẫu, với thời gian bảo quản khác nhau như sau: Mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng có thời gian bảo quản dưới 2 tháng, mẫu tóc có chân được bảo quản dưới 6 tháng, mẫu móng tay/chân được bảo quản dưới 1 năm và mẫu cuống rốn được bảo quản dưới 10 năm.
Tóm lại, thông qua kết quả xét nghiệm ADN, có thể biết được quan hệ huyết thống giữa ông nội và cháu trai. Nếu bạn còn có bất kì câu hỏi nào liên quan đến vấn đề xét nghiệm ADN ông cháu hoặc có nhu cầu xét nghiệm ADN có thể gọi đến tổng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp và tư vấn.