Chiều ngày 9/6, Hội thảo trực tuyến số 4 về chuyên đề Bệnh lý di truyền, đa nhân tố, do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức, được trình bày bởi PGS.TS.BS Hoàng Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Giảng viên cao cấp Y sinh học - Di truyền, Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Đại học Y Hà Nội, chuyên gia Di truyền Hệ thống Y tế MEDLATEC tới hàng trăm bác sĩ và người dân trên toàn quốc tham gia trực tuyến.
20/05/2023 | Xét nghiệm di truyền - “giải mã” chính xác gốc rễ trên 2.500 gen liên quan tới sức khỏe con người 16/10/2022 | Xét nghiệm di truyền - bước đột phá trong dự báo nguy cơ ung thư 05/10/2022 | Phát hiện dị dạng bán cầu não bẩm sinh qua các xét nghiệm di truyền 16/10/2020 | Đột biến BRCA: Nguy cơ ung thư và các xét nghiệm di truyền
Tại sao cần làm xét nghiệm di truyền, đa nhân tố?
Di truyền đa nhân tố là một trong những nhóm bệnh có tỷ lệ tương đối cao trong nhóm các bệnh lý di truyền - chiếm khoảng 40% các bệnh lý di truyền.
Di truyền đa nhân tố (ĐNT) là dạng di truyền có sự tham gia của nhiều gen không alen, các gen này chịu sự ảnh hưởng của các tác nhân môi trường, sự tương tác giữa các gen thành viên phối hợp với tác động của môi trường quyết định kiểu hình của tính trạng, tật, bệnh di truyền ĐNT.
Bệnh di truyền đa nhân tố vừa chịu sự tác động của di truyền và môi trường
Bệnh di truyền ĐNT vừa có tác động của di truyền và môi trường. Theo chuyên gia, các bệnh di truyền do nhiều gen khác nhau quyết định nên sự biểu hiện của bệnh và tình trạng ngày càng trở nên đa dạng. Khi một cá thể mang một tổ hợp đa gen mà sự tích gộp của các gen bệnh này vượt qua ngưỡng bệnh thì có biểu hiện bệnh.
Việc xác định một thay đổi di truyền cụ thể có thể dẫn đến việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy có những bệnh di truyền đa nhân tố nào thường gặp có thể xét nghiệm di truyền để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp bệnh nhân tránh tâm lý hoang mang và có phương pháp phòng tránh, rèn luyện để tránh nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn từ trọng gen này. Đây chính là những nội dung được chuyên gia chia sẻ trong buổi tọa đàm ngày hôm nay.
2 bệnh ĐNT thường gặp ở trẻ em
Mở đầu chương trình, PGS.TS.BS Hoàng Thị Ngọc Lan chia sẻ tới các bác sĩ đồng nghiệp về các bệnh, tật di truyền ĐNT bẩm sinh hay gặp nhật ở trẻ em, đó là dị tật ống thần kinh (NTDs) và bệnh khe hở môi - vòm miệng.
PGS.TS.BS Hoàng Thị Ngọc Lan - Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Di truyền đã chia sẻ nhiều kiến thức, thông tin khoa học tới các bác sĩ đồng nghiệp, người dân theo dõi Hội thảo trực tuyến
Trong đó, dị tật ống thần kinh là nguyên nhân gây tật vô sọ, nứt đốt sống, encephalocele… có tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc xấp xỉ 1/1.000 trẻ sinh ra. Theo nghiên cứu, nguy cơ tái mắc đối với anh chị em của người bệnh xấp xỉ từ 2%- 5%.
Về yếu tố ngoại cảnh, mẹ bầu bổ sung acid folic vào chế độ ăn trong thời gian mang thai sẽ ít có khả năng sinh con bị NTDs. Dị tật này hoàn toàn có thể sàng lọc bằng xét nghiệm để hạn chế sinh ra trẻ bị dị tật.
Tiếp đó là bệnh khe hở môi - vòm miệng với tỷ lệ mắc tật ở nam cao hơn nữ, 1/3 là hở môi đơn thuần, 2/3 là vừa hở môi, vừa hở vòm miệng. Hở môi hay ở bên trái hơn ở bên phải. Nguyên nhân do một số liên quan bất thường nhiễm sắc thể (NST) khác như trisomy nhóm D, Trisomy 18, mất đoạn NST 18 hoặc NST số 4. Một số đột biến gen cũng có biểu hiện khe hở môi - vòm miệng đi kèm. Tỷ lệ tái mắc chung ở họ hàng bậc 1: 4%, nếu chỉ có sứt môi thì tỷ lệ tái mắc 2,5%, nếu có trẻ bị cả sứt môi và hở vòm miệng thì tỷ lệ tái mắc là 6%. Cho thấy yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới trẻ bị dị tật khe hở môi – vòm miệng.
Để phòng bệnh, phụ nữ có thai dùng acid folic 4mg/ngày từ khi bắt đầu có thai, dùng trong 3 tháng giúp loại trừ yếu tố nguy cơ từ ngoại cảnh.
8 bệnh di truyền ĐNT hay gặp hàng đầu ở người trưởng thành
Bên cạnh những thông tin chia sẻ về bệnh ĐNT thường gặp ở trẻ em, nội dung quan trọng tiếp theo của bài báo là phần chia sẻ về những bệnh di truyền đa nhân tố thường gặp ở người trưởng thành, đó là các bệnh như:
- Bệnh tim mạch (mạch vành)
- Ung thư (tất cả các dạng)
- Đái tháo đường (type 1 và 2)
- Béo phì
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh nghiện rượu
- Bệnh Rối loạn tâm thần
- Bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
Theo đó, bên cạnh chia sẻ mức nguy hiểm của bệnh tới sức khỏe, tính mạng, ví dụ như bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm 25% trường hợp chết ở Mỹ. Hay bệnh đột quỵ gây tổn thương não do giảm lưu lượng máu đến não đột ngột và kéo dài, có thể do tắc nghẽn động mạch (đột quỵ do thiếu máu cục bộ, chiếm 80% các trường hợp đột
quỵ) hoặc vỡ (đột quỵ do xuất huyết). Bệnh đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ tư gây tử vong ở Hoa Kỳ, xấp xỉ 140.000 ca tử vong/ năm. Còn bệnh tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây xấp xỉ ½ số ca tử vong do tim mạch. Tiếp đó là các loại bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu là ung thư vú, buồng trứng, đại tràng, tuyến tiền liệt...
Chứng minh cho những bệnh này vừa có tác động của di truyền và môi trường, còn có nhiều loại gen liên quan tới bệnh, chuyên gia chỉ rõ như sau:
-
Bệnh tim mạch (mạch vành): gồm bệnh cơ tim (cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn), đột quỵ, tăng huyết áp. Nguy cơ tái mắc: một người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch có khả năng bị CAD ít nhất gấp đôi so với người không có tiền sử gia đình.
+ Bệnh cơ tim: Gần 100 gen khác nhau có liên quan đến bệnh cơ tim, đa số đột biến trội NST thường, một số liên kết NST X/ ở ty thể.
+ Bệnh đột quỵ: có liên quan tới một số rối loạn đơn gen và một số bệnh lý đông máu di truyền.
+ Bệnh tăng huyết áp: Do di truyền trên 100 gen liên quan hệ thống renin angiotensinaldosterone, nội mô mạch máu... Ngoài ra, còn do các yếu tố môi trường quan trọng nhất đối với tăng huyết áp là tăng lượng natri, giảm hoạt động thể chất, stress tinh thần và béo phì (béo phì bị ảnh hưởng bởi cả gen và môi trường).
- Ung thư vú: Là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và có tính chất gia đình. Nếu một phụ nữ có người họ hàng bậc một mắc bệnh, nguy cơ ung thư vú tăng gấp đôi. Nguy cơ sẽ tăng hơn nữa nếu người phụ nữ có thêm người thân bị mắc bệnh, và nó sẽ càng tăng nếu những người thân đó bị ung thư ở độ tuổi tương đối sớm (trước 50 tuổi). Gen có thể gây ung thư vú gồm gen BRCA1 và BRCA2. Hai nhóm gen này đóng vai trò rất quan trọng tới ung thư vú ở nữ.
Ngoài ra, chuyên gia lưu ý, một số yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú gồm chưa bao giờ sinh con, sinh con đầu lòng sau 30 tuổi, chế độ ăn nhiều chất béo, sử dụng rượu và liệu pháp thay thế estrogen.
- Ung thư đại tràng: Là nguyên đứng thư hai sau ung thư phổi gây tử vong do ung thư. Bệnh có tính chất gia đình, nguy cơ ung thư đại trực tràng ở những người có một người họ hàng bậc một bị bệnh cao gấp hai đến ba lần so với dân số nói chung.
Theo chuyên gia, các gen liên quan ung thư đại tràng di truyền là gen ức chế khối u APC/ một trong số gen sửa chữa DNA.
- Ung thư tuyến tiền liệt: đứng thứ hai sau ung thư phổi, là nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nam giới. Có một người họ hàng bậc một bị bệnh làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt lên gấp hai đến ba lần, khả năng di truyền của ung thư tuyến tiền liệt là khoảng 40%. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt có tuổi khởi phát tương đối muộn (trung bình 72 tuổi).
Theo chuyên gia, có trên 30 gen liên quan với ung thư tuyến tiền liệt, trong đó có những gen liên quan có tính gia đình như Gen BRCA1 , BRCA2 (sửa chữa ADN) và HOXB13 (ức chế khối u).
Vì ung thư tuyến tiền liệt thường tiến triển chậm và nó có thể được phát hiện bằng thăm trực tràng và xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), nên quá trình di căn và tử vong thường có thể được ngăn chặn.
Hầu hết các bệnh ung thư phổ biến đều có tính di truyền. Nguy cơ tái mắc có xu hướng cao hơn nếu có người thân bị bệnh và nếu những người đó bị ung thư từ sớm. Các gen cụ thể đã được phát hiện gây ra ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở một số gia đình.
-
Đái tháo đường: Có ba loại bệnh đái tháo đường chính (Type 1, Type 2 và bệnh đái tháo đường người trẻ xuất hiện ở người trưởng thành). Trong đó, type 1 do gen insulin, nằm ở 11p gây nên, type 2 do 70 gen gây nên, còn lại đái tháo đường người trẻ do gen G6PD tại tụy.
-
Béo phì: Có nhiều nguyên nhân gây béo phì như thói quen ăn, uống, sinh hoạt và di truyền. Một số gen “giải mã” trong bệnh béo phì để tìm các gen liên quan như MC4R (kích thích sự thèm ăn, ăn không kiểm soát dẫn tớ béo phì), FTO (thúc đẩy ăn vào).
Nhiều người nghĩ răng béo phì là do thói quen ăn, uống, nhưng đó còn là do di truyền và liên quan tới gen
-
Bệnh Alzheimer (AD): Những người có cha mẹ /anh chị em mắc bệnh thì có nguy cơ cao mắc Alzheimer hơn những người không có mối liên hệ đó. Nguy cơ tái mắc ở họ hàng bậc 1 cao gấp đôi. Nguyên nhân: Phổ biến do đa gen (khoảng 70 vùng gen chi phối tương tác với lối sống, môi trường), khoảng 10% tuân theo quy luật di truyền gen trội. Trong đó, gen quan trọng nhất là apolipoprotein E (APOE), gen này có nhiều alen. APOE ε4 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, nhưng một số người có alen APOE ε4 không bao giờ phát triển bệnh. Ngoài ra, có ba biến thể gen đơn hiếm được biết là gây ra bệnh, gồm APP, PSEN1, PSEN2.
Một đứa trẻ có cha mẹ ruột mang biến thể di truyền của một trong ba gen này có 50/50 cơ hội nhận biến thể. Nếu nhận biến thể này, đứa trẻ có khả năng rất cao mắc bệnh Alzheimer trước 65 tuổi và đôi khi sớm hơn nhiều.
Nằm trong khuôn khổ tọa đàm, các quý vị đại biểu đã được chuyên gia chia sẻ tới các quý vị về “thói quen” mà ít ai trong chúng ta nghĩ rằng đó bệnh lý - Bệnh nghiện rượu. Theo chuyên gia, bệnh này có tính chất gia đình rất cao. Có 400 vị trí trong bộ gen và ít nhất 566 biến thể trong những vị trí này có thể ảnh hưởng đến mức độ có thể bị lạm dụng rượu. Các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa rượu, đặc biệt là ADH1B và ALDH2, dường như có mối liên hệ chặt chẽ nhất với nguy cơ nghiện rượu.
Trong đó, nếu người uống rượu có biến thể ALDH2*2 thì ít có khả năng trở thành người nghiện rượu (tức Alen bảo vệ).
Và nội dung cuối cùng là bệnh Rối loạn tâm thần (gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rồi loạn phổ tự kỷ và rối loạn trầm cảm) đều có xu hướng xảy ra trong cùng một gia và bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD) - bệnh được xác định nguyên nhân 48-80% do di truyền. Vì vậy, nếu đứng trước bệnh rối loạn tâm thần cần làm xét nghiệm để xác định xem có bất thường nhiễm sắc thể.
Từ những thông tin về các bệnh về các bệnh di truyền, đa nhân tố hay gặp ở trẻ em và người trưởng thành chuyên gia lưu ý, hầu hết các bệnh ung thư phổi biến đều có tính di truyền. Vì vậy, những người có nguy cơ tái mắc có xu hướng có hơn nếu có người thân bị bệnh và nếu những người đó bị ung thư từ sớm. Để phát hiện sớm cơ thể có mang gen bệnh hay không thì những người dân có yếu tố nguy cơ, hoặc có dấu hiệu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Di truyên tư vấn, chỉ định làm xét nghiệm gen sàng lọc, từ đó phát hiện sớm các gen liên quan nếu có để có kế hoạch điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng và gánh nặng bệnh gây nên.
Giải đáp 1001 câu hỏi của bác sĩ, người dân về bệnh lý di truyền, đa nhân tố
Bên cạnh những kiến thức, thông tin toàn diện về xét nghiệm về di truyền, tọa đàm này đã nhận được sự rất nhiều sự quan tâm của bác sĩ, người dân về các vấn đề quan tâm của bệnh di truyền như bệnh như trong gia đình có thành viên bị bệnh cơ tim phì đại thì bệnh này có di truyền hay không? Thành viên còn lại cần làm gì để phát hiện và phòng bệnh cơ tim phì đại? Cách phân loại đái tháo đường type 1 và đái tháo đường Mody. Thời gian nào nên làm xét nghiệm tự kỷ ở trẻ? Trường hợp bố bị bệnh tâm thần phân liệt, mẹ bình thường thì bé có bị bệnh tâm thần phân liệt không? Có cần làm xét nghiệm cho trẻ khi bị bệnh lý dị tật khe hở môi và vòm miệng? Đó là những xét nghiệm gì?... Tất cả những quan tâm, thắc mắc đó của bác sĩ đồng nghiệp, người dân gửi về chương trình đã được chuyên gia giải đáp trực tiếp tại chương trình.
Hội nghị khép lại thành công mang kiến thức cập nhật, ứng dụng cao với hàng trăm bác sĩ của các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Hy vọng với thành công của hội nghị đã góp phần mang lại kiến thức, thông tin xét nghiệm chuyên sâu, toàn diện giúp bác sĩ đồng nghiệp ứng dụng hiệu quả vào công tác giúp người dân tìm các gen gây bệnh, từ đó phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm tự hào là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cùng trang bị đồng bộ kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, đồng bộ. Đặc biệt, riêng về xét nghiệm, MEDLATEC đáp ứng trên 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu của đa chuyên khoa, từ đó giải quyết tốt nhất nhu cầu chẩn đoán, khám chữa bệnh của người dân, cũng như hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu liên kết hợp tác xét nghiệm của các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ cộng tác trên toàn quốc.
Tiếp nối thành công của chương trình tọa đàm trước đó, xin trân trọng kính mời quý bác sĩ đồng nghiệp tiếp tục đến với Hội thảo trực tuyến số 5 với chủ đề Sàng lọc, chẩn đoán tiền làm tổ, được trình bày bởi PGS.TS.BS. Trần Văn Khoa - Trưởng bộ môn Di truyền - Sinh học phân tử viện 103 sẽ được diễn ra chiều thứ 6, ngày 16/6/2023. Kính mời quý bác sĩ đồng nghiệp theo dõi!
Mọi thông tin chi tiết về chương trình, quý bác sĩ vui lòng liên hệ Hotline: 1900 56 56 56, hoặc liên hệ cán bộ phụ trách: Mr. Hoàng - ĐT: 0853134568.