Chắc hẳn xét nghiệm ADN huyết thống không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, vẫn có những thắc mắc do chưa hiểu rõ về xét nghiệm ADN huyết thống như thai nhi có xét nghiệm ADN huyết thống được không hay xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai có ảnh hưởng gì không. Cùng bác sỹ MEDLATEC đi tìm câu trả lời cho những băn khoăn trên qua bài viết dưới đây.
10/03/2020 | Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu uy tín? 06/03/2020 | Xét nghiệm ADN cha con cần cung cấp những thông tin gì và có chính xác không? 06/03/2020 | Xét nghiệm ADN huyết thống cần những gì để kết quả chính xác nhất? 06/03/2020 | Xét nghiệm ADN hết bao nhiêu tiền và cần các mẫu bệnh phẩm nào?
1. Thai nhi có xét nghiệm ADN huyết thống được không?
Với sự phát triển không ngừng của y khoa, các xét nghiệm thai kỳ đã có thể thực hiện ngay từ tam cá nguyệt thứ hai nhằm phát hiện các dị tật hoặc chẩn đoán, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Cũng như vậy, không loại trừ xét nghiệm ADN huyết thống. Thai nhi khi đủ tuần tuổi hoàn toàn có thể tiến hành làm xét nghiệm ADN huyết thống.
Thai nhi có thể thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống khi đủ tuần tuổi
Xét nghiệm ADN huyết thống có thể được áp dụng để nhằm mục đích xác định các mối quan hệ huyết thống hoặc phát hiện một số bệnh di truyền ở thai nhi. Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai thì thai phụ cần thông báo bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn về các phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp để thai phụ có thể đưa ra quyết định phù hợp.
2. Các phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai
Hiện tại, có 3 phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai được sử dụng phổ biến bao gồm phương pháp xâm lấn - chọc ối, sinh thiết gai nhau (CVS - Chorionic Villus Sampling) và phương pháp không xâm lấn.
2.1. Phương pháp xâm lấn (Chọc ối)
Thời điểm thích hợp để tiến hành làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai với phương pháp chọc ối là từ tuần thứ 16 - 18. Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim tiêm rất nhỏ, đâm qua thành bụng và rút lấy khoảng 15 - 30ml nước ối.
Khi thực hiện chọc ối, thai phụ có thể có cảm giác đau bụng nhẹ. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất vào ngày hôm sau.
Chọc ối là phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống có xâm lấn
Các nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện chọc ối như vỡ ối, nhiễm trùng, sinh non hay thậm chí sảy thai. Tuy nhiên, khả năng xảy ra chỉ khoảng 0,2%, đặc biệt là đối với những thai phụ thuộc nhóm máu hiếm Rh-.
Hay nói cách khác, cứ 500 thai phụ chọc ối thì có 1 người gặp phải 1 trong các nguy cơ nói trên. Do đó, sau khi thực hiện chọc ối thì thai phụ cần ở lại bệnh viện theo dõi theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy hiểm nào và nếu có thì sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng không cần lo lắng thai nhi sẽ thiếu ối bởi lượng ối này sẽ nhanh chóng được cơ thể tái tạo lại khi mẹ có chế độ dinh dưỡng bồi bổ, đặc biệt là bổ sung các món chứa nhiều nước như canh, sữa,...
2.2. Phương pháp không xâm lấn
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, trong máu của người mẹ sẽ có thêm sự xuất hiện của ADN huyết thống tự do của thai nhi. Thông thường, tỷ lệ ADN huyết thống tự do của thai nhi trong máu mẹ chiếm khoảng 10%. ADN huyết thống đặc trưng này sẽ giảm dần sau khi trẻ chào đời và biến mất vài giờ sau khi sinh.
Dựa vào kỹ thuật và máy móc hiện đại, ADN huyết thống tự do của thai nhi sẽ được tách ra từ máu mẹ để được phân tích kiểm tra riêng. Khi đó, bác sĩ sẽ phân tích và đối chiếu giữa gen của thai nhi và gen của bố mẹ.
ADN huyết thống của thai nhi có thể được tìm thấy trong máu người mẹ
3.3. Sinh thiết gai nhau (CVS)
Sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện sớm nhất ngay khi thai nhi được 11 - 13 tuần tuổi. Do có sự tác động đến vùng nhạy cảm nên thai phụ sẽ được gây tê giảm đau trước khi thực hiện. Với sự hỗ trợ của kim tiêm hoặc ống thông qua bụng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung.
Sau khi hoàn tất thủ thuật, thai phụ có thể thấy tình trạng vùng âm đạo bị xuất huyết nhẹ. Khi đó cần ở lại bệnh viện để nhận được sự chăm sóc y tế, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra tai biến khi làm CVS chỉ khoảng 0.2%.
3. Phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai an toàn nhất
Không chỉ là xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai mà bất cứ loại xét nghiệm nào trong giai đoạn thai kỳ, ai cũng đều mong muốn đảm bảo được sự an toàn và sức khỏe cho chính bản thân mình và đứa trẻ. Chính vì vậy mà câu hỏi nhận được nhiều thắc mắc nhất chính là phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai nào an toàn nhất.
Để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra khi làm xét nghiệm, mẹ nên lựa chọn phương pháp không xâm lấn. Đúng như tên gọi của mình, đây là phương pháp hoàn toàn không tác động đến tử cung hay bào thai mà chỉ thực hiện dựa trên phân tích và đối chiếu giữa ADN huyết thống của thai nhi (trong máu mẹ) với ADN huyết thống của bố mẹ.
Tuy nhiên việc làm các xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai nên được hạn chế. Trừ trường hợp bất khả kháng, bố mẹ nên chờ đến khi bé chào đời để làm xét nghiệm ADN huyết thống, tránh gây ra những rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và con.
4. Xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai ở đâu?
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học tiên tiến nên xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai được ứng dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở nên không khó để tìm kiếm. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần xét nghiệm ADN huyết thống tương đối cao, nhất là phương pháp không xâm lấn.
Lựa chọn địa chỉ uy tín để làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai
Do đó, khi có nhu cầu thì bạn nên tìm kiếm những cơ sở xét nghiệm hoặc bệnh viện lớn, uy tín để có được kết quả chính xác nhất, tránh “tiền mất tật mang”.
Nếu có vấn đề cần hỗ trợ, liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.