Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ nhưng có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm PAP. Theo lời khuyên của bác sĩ, ngay cả khi bạn đã tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV thì vẫn nên làm xét nghiệm này 3 năm một lần.
1. Xét nghiệm PAP là gì?
Xét nghiệm PAP (tên gọi đầy đủ là Papanicolaou) hay còn gọi là phết PAP , phết cổ tử cung. Đây là xét nghiệm được dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được đặt theo tên của một vị bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp là Georgios Nikolaou Papanikolaou (1883-1962).
Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm PAP
2. Những ai nên làm xét nghiệm PAP? Tần suất như thế nào?
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ từ 21 tuổi đến 69 tuổi, đã từng có quan hệ tình dục; có 1 bạn tình hay nhiều bạn tình; kể cả trường hợp đã đi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV,... thì đều nên đi làm xét nghiệm PAP đều đặn.
-
Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi: các bác sĩ khuyên rằng thời điểm thích hợp nhất để bạn tiến hành làm xét nghiệm PAP lần đầu khi bạn 21 tuổi với tần suất từ 2 – 3 năm thì làm xét nghiệm lại một lần. Bạn cũng nên thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
-
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên: nên làm xét nghiệm PAP cùng với xét nghiệm tìm virus HPV ( một loại virus thường lây truyền qua đường tình dục) để sàng lọc nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trong độ tuổi này thường được khuyến cáo làm xét nghiệm PAP 3 – 5 năm/ lần và khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
-
Phụ nữ đã từng cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung.
3. Những trường hợp nào thì không cần phải làm xét nghiệm PAP?
Phụ nữ cắt bỏ toàn bộ tử cung ( bao gồm cả cổ tử cung) sẽ không cần phải làm xét nghiệm PAP.
4. Quy trình xét nghiệm Pap diễn ra như thế nào?
Xét nghiệm PAP chỉ là 1 thủ thuật đơn giản diễn ra rất nhanh chóng và an toàn nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều trước khi làm xét nghiệm này. Để thực hiện xét nghiệm PAP, bác sĩ sẽ khám và nhẹ nhàng đặt dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo của bạn để có thể quan sát rõ cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một chiếc bàn chải nhỏ hoặc chiếc thìa nhỏ để thu thập các tế bào trong cổ tử cung và đặt chúng lên tấm lam kính, rồi chuyển đến phân tích tại phòng xét nghiệm.
Sau khi thu thập mẫu các tế bào trong cổ tử cung và đặt chúng lên tấm lam kính, bác sĩ sẽ chuyển đến phân tích tại phòng xét nghiệm.
5. Xét nghiệm PAP bao lâu thì có kết quả?
Sau ngày lấy phết tế bào Pap, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm trong vòng 1 ngày.
6. Trước khi xét nghiệm PAP cần lưu ý điều gì?
Để kết quả xét nghiệm PAP được chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
-
Trước 2 ngày tiến hành làm xét nghiệm PAP. bạn nên tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, không sử dụng bất kỳ một loại thuốc đặt âm đạo, thuốc diệt tinh trùng nào,.... vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
-
Thời điểm lý tưởng để tiến hành xét nghiệm PAP là từ ngày thứ 10 – 20 trong chu kỳ kinh nguyệt và nên tránh ngày đang có hành kinh.
-
Bạn nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm PAP khoảng 20 phút.
Trước 2 ngày tiến hành làm xét nghiệm PAP bạn nên tránh quan hệ tình dục.
7. Xét nghiệm PAP hết bao nhiêu tiền?
Bên cạnh lựa chọn nơi làm xét nghiệm thì chi phí cũng là một vấn đề mà nhiều chị em rất quan tâm. Khi đi làm xét nghiệm Pap, bạn sẽ được khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, soi cổ tử cung, nếu có chỉ định của bác sĩ sẽ làm thêm sinh thiết nếu nghi ngờ bất thường,...Mỗi trường hợp sẽ có giá khác nhau nên chi phí khi xét nghiệm Pap sẽ giao động trong khoảng 200.000 – 2.000.000 đồng.
8. Xét nghiệm PAP ở đâu tốt nhất?
Để được chẩn đoán chính xác ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong, chi phí điều trị và giữ gìn hạnh phúc gia đình, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, lâu năm và tập trung nhiều bác sĩ chuyên khoa để thăm khám các bệnh về sản phụ khoa nói chung và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung nói riêng.
Chuyên khoa Sản tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám Sản khoa tin cậy của rất nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có dịch vụ xét nghiệm ThinPrep PAP được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống đó là: hơn 80% các tế bào bị loại bỏ sau khi phết lên lam kính, vì vậy sẽ tăng tỉ lệ bỏ sót các tế bào bất thường. Ngoài ra, đối với phương pháp PAP truyền thống, tế bào không được bảo tồn tốt và mẫu quan sát có nhiều chất nhầy. Với xét nghiệm ThinPrep, hình ảnh tế bào khi soi trên kính hiển vi sẽ rõ ràng, sắc nét nên giúp bác sĩ đọc dễ dàng nhận diện tế bào tổn thương, bất thường, mức độ và cho kết quả chính xác đến 80 - 90%.
Khi làm xét nghiệm PAP tại Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC, Qúy khách sẽ nhận được kết quả sau 2 tiếng lấy mẫu.
Không chỉ hội tụ được đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân. Mà bệnh viện còn được đầu tư kĩ lưỡng hệ thống máy móc và các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay để phục vụ cho việc xét nghiệm như: máy Cobas 8000, PyroMark Q24 (Đức), Elisa tự động (Mỹ), Cobas Taqman (Abott), hệ thống máy T2000 Processor phân tích xét nghiệm Cellprep, hệ thống máy máy QIAsymphony RGQ - Pure Performance (QIAGEN) phân tích tự động, khép kín xét nghiệm HPV,…
Đồng thời, chuyên khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm cho kết quả luôn nhanh chóng, chính xác. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung (ThinPrep Pap) chỉ sau 2 giờ đồng hồ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian của Qúy khách.