Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là một trong những phương pháp phổ biến nhất giúp chị em phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để có được kết quả xét nghiệm chính xác, cần lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy.
08/04/2022 | Mách bạn địa chỉ thực hiện xét nghiệm ung thư tử cung uy tín 18/06/2019 | Xét nghiệm chẩn đoán PAP phết tế bào cổ tử cung là gì
1. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nhằm mục đích gì?
Nếu nghi ngờ có bất thường ở cổ tử cung (nhất là nguy cơ ung thư), bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm PAP. Ngoài ra, xét nghiệm PAP còn được thực hiện đại trà giúp sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ.
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư
Một loại dụng cụ chuyên khoa sẽ được bác sĩ sử dụng để thực hiện lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung. Sau đó, được cố định vào dung dịch đặc biệt và gửi lên phòng xét nghiệm để thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.
- Mục đích phổ biến nhất khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này là sàng lọc ung thư cổ tử cung. Cụ thể, qua quá trình phân tích mẫu tế bào, bác sĩ sẽ đánh giá được những bất thường ở cổ tử cung, những tế bào tiền ung thư và thậm chí là cả tế bào ung thư. Do đó, xét nghiệm này rất cần thiết với nữ giới.
Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm PAP. Đặc biệt là những phụ nữ trên 30 tuổi và đã quan hệ tình dục thì càng cần chú ý hơn đến loại xét nghiệm này và nên kết hợp với xét nghiệm HPV để tầm soát ung thư một cách hiệu quả nhất. Tốt nhất nên xét nghiệm định kỳ 2 đến 3 năm/ lần để phát hiện và xử trí sớm nếu xảy ra bất thường.
- Những người nào cần tầm soát ung thư thường xuyên hơn.
+ Phụ nữ bị nhiễm HIV, phụ nữ có tiền sử tiền ung thư cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung
+ Các trường hợp bệnh nhân đã từng được phẫu thuật ghép tạng, bệnh nhân phải thực hiện hóa trị, người bị suy giảm hệ miễn dịch vì dùng thuốc corticoid trong một thời gian dài.
+ Phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn, có lối sống thiếu lành mạnh chẳng hạn như thường xuyên hút thuốc lá và lạm dụng bia rượu.
+ Phụ nữ bị thừa cân, béo phì.
+ Các trường hợp uống thuốc tránh thai lâu năm hoặc ngừa thai bằng phương pháp đặt vòng
+ Những trường hợp mang thai dưới 18 tuổi.
- Bộ đôi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay được khuyến cáo thực hiện. Bao gồm:
+ Xét nghiệm HPV Cobas: Được đánh giá có độ chính xác và độ nhạy cao, nhất là trong việc xác định 2 type virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là HPV type 16 và HPV type 18.
+ Xét nghiệm Thinprep: Tế bào ở cổ tử cung thu được sẽ được hòa lẫn vào một loại dung dịch để có thể giữ tế bào và cho kết quả phân tích chính xác nhất.
2. Khuyến cáo thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung theo từng độ tuổi
Dưới đây là một số khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ về xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ở các độ tuổi khác nhau:
- Nữ giới dưới 21 tuổi thì không cần thực hiện xét nghiệm.
- Từ 21 -29 tuổi: Đối tượng này cần thực hiện xét nghiệm định kỳ 3 năm/lần.
Nên thực hiện xét nghiệm định kỳ nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng từ 21 đến 29 tuổi
- Nhóm đối tượng từ 30 tuổi - 65 tuổi:
+ Nếu xét nghiệm HPV cho kết quả âm tính thì nên thực hiện nghiệm PAP 3 năm/lần và có thể kết hợp xét nghiệm PAP và HPV 5 năm/lần.
+ Nếu xét nghiệm HPV cho kết quả dương tính thì cần thực hiện kết hợp PAP và HPV mỗi năm một lần.
- Những trường hợp từ 65 tuổi trở lên: Không cần thực hiện xét nghiệm tế bào phết cổ tử cung nữa.
3. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung
- Lựa chọn cơ sở xét nghiệm: Loại xét nghiệm này đòi hỏi phải được thực hiện trên các thiết bị kỹ thuật hiện đại bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn thực hiện tại những cơ sở y tế đáng tin cậy.
- Chi phí xét nghiệm: Ở mỗi cơ sở y tế sẽ được áp dụng những mức giá khác nhau. Hơn nữa, trong quá trình thăm khám, các bác sĩ còn có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác. Do đó, rất khó để có thể đưa ra mức chi phí cụ thể.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi thực hiện xét nghiệm
- Một số điều cần tránh trước khi thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung:
+ Nếu đã xác định đi xét nghiệm, chị em cần lưu ý không quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm khoảng 2 đến 3 ngày.
+ Không đặt thuốc hoặc thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi làm xét nghiệm.
+ Cung cấp cho các bác sĩ các thông tin đầy đủ về biện pháp tránh thai đang sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không, có đang sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào không,… Những yếu tố này rất quan trọng để giúp bác sĩ có thể đưa ra những kết luận chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
4. Nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ở đâu để đảm bảo chính xác?
Nếu bạn đang băn khoăn về một địa chỉ thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung uy tín thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chắc chắn sẽ là một gợi ý hoàn hảo. MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán bệnh.
MEDLATEC được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nên đảm bảo kết quả chính xác
Bệnh viện quy tụ các chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và khám chữa bệnh. Đặc biệt, MEDLATEC không ngừng cập nhật những thiết bị máy móc khám chữa bệnh hiện đại bậc nhất thế giới để đảm bảo mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng. Hiện nay, Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đang là đơn vị y tế đầu tiên đạt song hành 2 chứng chỉ uy tín về phòng xét nghiệm, đó là chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và tiêu chuẩn CAP của Hoa Kỳ.
Để được tìm hiểu kỹ hơn về xét nghiệm tế phết bào cổ tử cung cũng như có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56.