Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết! | Medlatec

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết!

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là một căn bệnh khá lành tính và không gây truyền nhiễm. Bệnh có thể làm sưng đau ở vị trí quanh tai phía dưới hàm kèm những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, quấy khóc,… Vậy để biết nguyên nhân gây ra tình trạng viêm này ở trẻ là gì cũng như hướng xử lý, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của MEDLATEC.


21/01/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh u tuyến nước bọt mang tai
04/12/2021 | Điểm danh nguyên nhân và triệu chứng viêm tuyến nước bọt
12/03/2021 | Bác sĩ trả lời câu hỏi: viêm tuyến nước bọt có lây không?

1. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em là một bệnh lý xảy ra khá phổ biến với những nguyên nhân sau:

  • Do vi khuẩn: Hai loại gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất có tên là Staphylococcus và Streptococcus. Đây là những loại vi khuẩn bị lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bị nhiễm trùng răng miệng hoặc viêm tai xương chũm,…

  • Do virus: Nhóm virus lây truyền qua đường hô hấp có tên Paramyxo là những loại thường tấn công vào tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng viêm. Ngoài ra, chúng còn gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm não, viêm tinh hoàn hay viêm tuỵ,…

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ xảy ra khá phổ biến

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ xảy ra khá phổ biến

  • Do sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc trị liệu ung thư, trầm cảm hoặc Histamin,… có thể làm gia tăng khả năng bị tình trạng viêm này. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra. 

  • Một số nguyên nhân khác: Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ còn có thể xảy ra do bị nhiễm nấm, nhiễm độc hoặc mắc phải những căn bệnh hệ thống,…

2. Dấu hiệu viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em

Những triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ thường xuất hiện khá sớm và rất dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh ở vùng tai hàm miệng khác. Tuy nhiên, người lớn có thể lưu ý đến những dấu hiệu điển hình dưới đây để có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Đó là:

  • Bị sưng ở vùng mang tai hoặc lan rộng phía dưới hai hàm bên: Tình trạng viêm có thể khiến cho vùng mang tai hoặc khu vực xung quanh bị sưng lên. 

  • Giảm tiết nước bọt: Đây là triệu chứng gây ra do tình trạng viêm làm tắc nghẽn tuyến nước bọt. Lượng nước bọt tiết ra ít và đặc quánh hơn so với bình thường. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề về răng miệng cũng như tiêu hoá cho trẻ. 

Sưng đau vùng mang tai là dấu hiệu điển hình của bệnh

Sưng đau vùng mang tai là dấu hiệu điển hình của bệnh

  • Sưng hạch ở góc hàm: Các loại vi khuẩn và virus gây ra viêm tuyến nước bọt có thể tấn công xa hơn, khiến cho vùng góc hàm hoặc đầu cổ bị sưng hạch.

  • Mất vị giác: Lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Đồng thời, gây ra tình trạng khó khăn khi mở miệng hoặc ăn uống.

  • Gây ra những triệu chứng nhiễm trùng toàn thân: Trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, có mủ trong miệng, mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn,…

3. Mức độ nguy hiểm của viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ

Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em không phải là căn bệnh lây nhiễm và ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm này để lâu sẽ rất dễ khiến cho mủ bị tích tụ lại và hình thành các khối áp xe ở tuyến nước bọt.

Đặc biệt, ba mẹ cần cẩn thận với những trường hợp trẻ bị viêm tuyến nước bọt do khối u ác tính. Bởi vì, bệnh sẽ gây ra tình trạng viêm liên tục và tái phát lại nhiều lần. Điều này dần dần sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và những cơ quan khác của trẻ. 

Tình trạng viêm này nếu tái phát nhiều lần và sưng to sẽ làm phá huỷ nang tuyến nước bọt

Tình trạng viêm này nếu tái phát nhiều lần và sưng to sẽ làm phá huỷ nang tuyến nước bọt

Những bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm này nếu bị tái phát nhiều lần và sưng to nghiêm trọng rất dễ làm phá huỷ nang tuyến nước bọt. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng ở những bộ phận khác của cơ thể như nhiễm trùng da hoặc viêm họng Ludwig do vi khuẩn từ tuyến nước bọt tràn ra. 

4. Cách phòng tránh và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ em

Tuy không gây nguy hiểm nhưng ba mẹ cũng cần phải biết cách phòng tránh và điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ.

4.1. Cách phòng tránh

Đa phần, viêm tuyến nước bọt mang tai thường không kéo dài nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, việc phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là điều rất cần thiết. Cụ thể là:

  • Tránh cho trẻ thở bằng miệng quá nhiều.

  • Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ. Đồng thời, mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các chất, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.

  • Điều trị những căn bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như suy thận, suy giáp, thấp khớp hoặc lupus ban đỏ,…

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ mỗi ngày bằng kem đánh răng và nước súc miệng. 

Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp phòng ngừa viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ

Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp phòng ngừa viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ

4.2. Cách điều trị

Để điều trị hiệu quả viêm tuyến nước bọt mang tai, cần phải dựa theo tình trạng nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, trẻ bị sốt cao, xuất hiện mủ kèm với tình trạng sưng đau ở mang tai hay vùng dưới hai bên hàm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau và kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, cần phải loại bỏ ngay dịch mủ trong các khối áp xe bằng cách chọc hút. 

Cùng với các phương pháp trên, ba mẹ cần phải áp dụng những cách điều trị ở nhà sau cho trẻ để làm giảm nhanh những triệu chứng viêm và tăng cường khả năng hồi phục:

  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để làm cho tuyến nước bọt được sạch sẽ, giảm sưng và kích thích tiết nước bọt. 

  • Chườm nước ấm kết hợp mát xa ở vùng tuyến nước bọt bị viêm.

  • Kích thích tuyến nước bọt bằng cách cho trẻ ngậm những loại kẹo hoặc ăn hoa quả có vị chua.

  • Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để khử khuẩn.

Rất ít trường hợp bị viêm tuyến nước bọt phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Trừ khi trẻ gặp phải tình trạng nhiễm trùng mạn tính hoặc bị tái phát quá nhiều lần. Nếu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có thể phải cắt bỏ đi một phần hay thậm chí hoàn toàn tuyến nước bọt bị viêm. 

Hy vọng với những thông tin của bài viết trên, ba mẹ đã biết thêm được nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em. Trong trường hợp cần tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám tình trạng này của trẻ, các bậc phụ huynh có thể đưa bé đến khám tại chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ tại đây sẽ chỉ định các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám nhanh chóng, cha mẹ hãy gọi ngay đến hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tình trạng viêm amidan 1 bên (thậm chí là cả 2 bên) xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm amidan 1 bên, có các dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng này? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp chúng ta trả lời cho các thắc mắc nêu trên.
Ngày 22/06/2023

Bật mí cách đeo khẩu trang không đau tai - tránh mờ kính

Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng thì khẩu trang chính là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên nếu đeo khẩu trang suốt cả ngày dài thì sẽ khiến vành tai chúng ta dễ bị đau, đặc biệt những ai phải đeo kính thì còn thêm tình trạng mờ kính khi đeo khẩu trang. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả những bất tiện này!
Ngày 20/06/2023

Mũi lệch vách ngăn là do đâu và khắc phục thế nào?

Mũi lệch vách ngăn thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở và mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Đây được coi là một bất thường về cấu trúc mũi, làm sống mũi thay đổi về hình dáng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến hô hấp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi và các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngày 19/06/2023

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và lời khuyên từ chuyên gia

Tình trạng đau họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh với mong muốn nhanh chóng làm dịu bớt cảm giác khó chịu do triệu chứng này gây ra. MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc chữa đau họng qua bài viết dưới đây.
Ngày 06/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp