Viêm tụy là bệnh đã được xác định từ lâu, tuy nhiên viêm tụy tự miễn chỉ mới được khám phá gần đây. Phát hiện này đã giúp nhiều bệnh nhân điều trị bệnh trở nên hiệu quả hơn, song thực tế không nhiều người biết về căn bệnh viêm tụy tự miễn.
19/01/2021 | Cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về bệnh viêm tụy cấp 11/01/2021 | Viêm tụy cấp nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi 13/10/2020 | Bệnh viêm tụy cấp và những phương pháp điều trị đang được áp dụng
1. Viêm tụy là gì?
Tụy là một tạng nhỏ thuộc hệ tiêu hóa, nằm trong phúc mạc phía trên cột sống, giữa tá tràng và lách. Cơ quan này được chia thành 3 phần là đầu tụy, eo hay thân tụy và đuôi tụy. Thực tế cả cơ quan này chỉ có chiều dài từ 16 - 20mm, chiều cao khoảng 4 - 5cm song lại có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết và tiết men tiêu hóa.
Viêm tụy tự miễn là một thể bệnh hiếm gặp
Viêm tụy không phải là bệnh lý hiếm gặp, nó xảy ra khi nhu mô tụy bị tổn thương và viêm nhiễm. Tổn thương này có thể là tổn thương thực thể hoặc tổn thương thứ phát do cơ quan lân cận. Bệnh được chia thành 2 thể chính là viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính.
Trong đó viêm tụy cấp tính là tổn thương ban đầu khi tụy bị tổn thương bởi tác nhân gây bệnh. Khi viêm tụy cấp tính tái phát nhiều lần, khiến tổn thương không thể phục hồi đi kèm với suy giảm chức năng, bệnh sẽ tiến triển đến viêm tụy mạn tính.
Ngoài ra còn một thể bệnh mới được phát hiện gần đây là viêm tụy tự miễn. Đây là thể bệnh hiếm gặp, nghiên cứu về bệnh vẫn còn hạn chế.
Các thể bệnh viêm tụy tiến triển với mức độ nguy hiểm khác nhau
Để phục vụ điều trị hiệu quả thì bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác thể bệnh, giai đoạn bệnh cũng như mức độ nguy hiểm. Mục tiêu điều trị bệnh là: Phục hồi tổn thương và chức năng tụy, kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Hầu hết trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm, điều trị tích cực đều có thể kiểm soát được bệnh tốt.
2. Tìm hiểu về chứng viêm tụy tự miễn
Bệnh lý tự miễn nói chung là những bệnh do rối loạn hệ miễn dịch, hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong đó có bệnh viêm tụy tự miễn, bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công cơ quan này làm tổn thương, hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin cũng như các enzyme tiêu hóa. Vì thế mà viêm tụy tự miễn thường dẫn đến chứng đái tháo đường (khi insulin không đủ để cân bằng đường huyết), rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, tổn thương mắt,…
Viêm tụy tự miễn mới được xác định gần đây nên nghiên cứu về bệnh còn nhiều hạn chế. Bệnh được chia thành 2 nhóm dựa trên nguyên nhân và ảnh hưởng như sau:
Viêm tụy tự miễn type 1
Bệnh này được xác định nguyên nhân có liên quan đến IgG4, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan ngoài tụy như: thận, tuyến nước bọt, đường mật, hạch bạch huyết,…
Viêm tụy tự miễn do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch
Viêm tụy tự miễn type 2
Nhóm bệnh này còn gọi là viêm tụy ống trung tâm vô căn, bệnh không ảnh hưởng đến các cơ quan khác mà chỉ ảnh hưởng tới chức năng của tụy.
Trước khi được phát hiện, viêm tụy tự miễn thường bị chẩn đoán nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Đa phần người bệnh không xác định được nguyên nhân, vì thế việc điều trị và phòng ngừa cũng gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng của viêm tụy tự miễn khá nghèo nàn, nhiều bệnh nhân không hề có triệu chứng nào, triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng và thường nhầm lẫn với bệnh lý tuyến tụy khác. Cụ thể bệnh nhân có thể có 1 trong các triệu chứng sau:
-
Vàng da, vàng mắt.
-
Nước tiểu sẫm màu.
-
Cơ thể yếu, thường xuyên mệt mỏi.
-
Phân nhạt màu, phân nổi.
-
Đau bụng trên, vị trí đau có thể lan lên vùng giữa lưng.
-
Mất vị giác, ăn không ngon miệng, thường xuyên đầy bụng.
-
Sụt cân không rõ nguyên do.
Với viêm tụy tự miễn type 1, cơ quan bị ảnh hưởng không chỉ ở tụy nên triệu chứng bệnh cũng đa dạng hơn. Khó để chẩn đoán viêm tụy tự miễn qua triệu chứng, đặc biệt dễ gây nhầm lẫn với ung thư tụy. Chẩn đoán nhầm giữa hai căn bệnh dẫn đến điều trị kém hiệu quả bởi hai bệnh lý có mức độ nguy hiểm và tiến triển hoàn toàn khác nhau.
Viêm tụy tự miễn dễ bị nhầm lẫn với ung thư tụy
Hiện nay y học vẫn chưa tìm được phương pháp chẩn đoán chính xác viêm tụy tự miễn, người bệnh sẽ cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra để loại trừ ung thư tụy và bệnh lý tụy liên quan. Cụ thể, các xét nghiệm có thể cần thực hiện gồm: Xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết, điều trị thử bằng thuốc,…
3. Có thể điều trị viêm tuyến tụy tự miễn không?
Có một điểm đặc biệt là bệnh viêm tuyến tụy tự miễn đáp ứng duy nhất với thuốc Steroid, các bệnh lý tụy khác không đáp ứng hoặc đáp ứng yếu. Khả năng đáp ứng ở mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung tốc độ đáp ứng nhanh.
Ngoài ra, người bệnh cũng được điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng như sau:
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch nói chung giúp điều trị hiệu quả bệnh lý tự miễn, trong đó có viêm tụy tự miễn. Loại thuốc này thường được chỉ định xen kẽ để tránh sử dụng steroid kéo dài gây ra tác dụng phụ.
Enzyme bổ sung
Bệnh nhân viêm tụy tự miễn có dấu hiệu hoặc nguy cơ suy tụy sẽ cần điều trị bằng bổ sung enzyme tụy, phổ biến là các nhóm dược phẩm Zenpep, Creon, Pancreaze, Pertzye,…
Điều trị đái tháo đường
Đái tháo đường xảy ra do tụy bị suy giảm, sản sinh ít hoặc hoàn toàn mất khả năng sản sinh Insulin. Bệnh nhân cần được bổ sung insulin từ nguồn ngoài kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh.
Viêm tụy thường gây đái tháo đường do thiếu hụt Insulin
Điều trị bệnh lý liên quan
Khi viêm tụy tự miễn gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan xung quanh, các cơ quan này cũng cần được hỗ trợ và theo dõi.
Nhìn chung, viêm tụy và viêm tụy tự miễn đều ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của hệ tiêu hóa, hơn nữa bệnh chưa thể điều trị triệt để nên việc phát hiện sớm, điều trị tích cực để kiểm soát bệnh vẫn giữ vai trò quan trọng. Nếu có triệu chứng bất thường, hãy sớm liên hệ để tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Chuyên gia sức khỏe của MEDLATEC sẽ hỗ trợ y tế bạn qua hotline 1900 56 56 56.