Viêm túi thừa là gì mà có thể khiến người mắc bệnh tử vong? | Medlatec

Viêm túi thừa là gì mà có thể khiến người mắc bệnh tử vong?

Viêm túi thừa là bệnh lý thường gặp nhưng thực tế lại không có triệu chứng đặc biệt. Do đó nhiều người đã nhầm lẫn và mua thuốc uống không đúng bệnh dẫn đến những biến chứng tiêu cực. Vậy làm sao để biết túi thừa đang bị viêm?


16/03/2021 | Bác sĩ trả lời: Polyp đại tràng có mọc lại hay không?
16/03/2021 | Hướng dẫn bổ sung vitamin cho người bị viêm loét đại tràng
15/03/2021 | Đau đại tràng là đau ở đâu? Sự nguy hiểm của viêm đại tràng ra sao?
12/03/2021 | Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng hiệu quả

1. Túi thừa đại tràng và tình trạng viêm túi thừa

1.1. Sơ lược về túi thừa đại tràng

Ruột già hay còn gọi là đại tràng - đây là bộ phận cuối cùng của hệ tiêu hóa. Đại tràng có chức năng hấp thụ muối khoáng, nước, tổng hợp vitamin, chuyển hóa thức ăn thành phân và bài tiết ra ngoài. Đại tràng chia thành 3 phần chính là: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong kết tràng lại có kết tràng trái (đại tràng lên), kết tràng ngang, kết tràng xuống (đại tràng phải) và kết tràng xích ma (đại tràng sigma). 

viêm túi thừa

Túi thừa thường xuất hiện ở đại tràng

Vách đại tràng có 4 lớp bao gồm: niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ và thanh mạc. Nếu 4 lớp này bình thường, không có tình trạng lõm sâu đồng nghĩa không xuất hiện túi thừa. Nhưng ngược lại, nếu có tình trạng lõm sâu thì đó chính là túi thừa đại tràng. 

Tình trạng túi thừa đại tràng là phổ biến nhất mặc dù túi thừa có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiêu hóa. Trong đó chiếm đến 95% túi thừa xuất hiện ở đại tràng sigma còn lại là túi thừa manh tràng. 

1.2. Tình trạng viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ. Bệnh lý này có thể nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của túi thừa có nghiêm trọng hay không. 

Tình trạng viêm túi thừa bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ 

Tình trạng viêm túi thừa bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ 

Hiện tại các chuyên gia tiêu hóa vẫn chưa lý giải được nguyên nhân xuất hiện các túi thừa ở đại tràng và tình trạng viêm nhiễm túi thừa. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành túi thừa và viêm nhiễm túi thừa như: tuổi tác (trên 40 tuổi), chế độ ăn uống thiếu chất xơ, giàu chất béo, do hút thuốc lá, ít vận động thể dục thể thao,...

Tình trạng viêm của túi thừa thường hay bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa nên cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng của bệnh lý này.

2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm túi thừa

Túi thừa đại tràng có thể có một hoặc có nhiều nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, vì vậy phần lớn người khỏe mạnh không biết bản thân có túi thừa. Chỉ đến khi túi thừa bị viêm nhiễm mới có một vài biểu hiện nhưng các dấu hiệu cũng không quá đặc biệt nên đôi khi gây nhầm lẫn. 

Viêm nhiễm túi thừa gây đau vùng bụng dưới bên trái

Viêm nhiễm túi thừa gây đau vùng bụng dưới bên trái

Tuy vậy, các chuyên gia cũng liệt kê một số biểu hiện của tình trạng túi thừa đại tràng bị viêm như sau:

  • Vùng bụng dưới bên trái xuất hiện những cơn đau đột ngột, lúc đầu chỉ đau nhẹ nhưng cơn đau dữ dội hơn trong vài ngày tiếp theo;

  • Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đi đại tiện, phân lúc lỏng lúc khô, thậm chí bị táo bón;

  • Buồn nôn, nôn, chán ăn;

  • Sốt, rét run, có người còn sốt rất cao;

  • Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu;

  • Phân có máu tươi;

  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện, đại tiện;

  • Khí hư bất thường.

Nếu tình trạng túi thừa bị viêm nhẹ có khi không xuất hiện các triệu chứng trên. Nhưng nếu nghiêm trọng người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội, sốt cao trên 39 độ C. 

3. Biến chứng của viêm túi thừa, nguy cơ tử vong cao

Nếu túi thừa bị viêm nhiễm ở thể nhẹ thì người bệnh không cần quá lo lắng nhưng nếu để bệnh kéo dài không điều trị dứt điểm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Viêm phúc mạc: Biến chứng này xảy ra khi túi thừa đã bị viêm nhiễm nặng hoặc túi thừa bị thủng gây nên tình trạng dịch tiêu hóa thậm chí phân trong ruột rơi xuống bụng. Lúc này phúc mạc (niêm mạc khoang bụng) có thể bị viêm nhiễm nặng. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.

  • Trực tràng bị chảy máu.

  • Ruột non hoặc đại tràng bị tắc nghẽn do sẹo.

  • Túi thừa đại tràng sưng tấy, có mủ tích tụ lâu dần dẫn đến áp xe đại tràng.

  • Các cơ quan lân cận bị rò - xuất hiện một số đường nối bất thường giữa các cơ quan khác nhau ở đại tràng, giữa bàng quang với ruột già hoặc giữa thành bụng với đại tràng.

Về cơ bản túi thừa đại tràng chỉ nguy hiểm khi người bệnh rơi vào tình trạng biến chứng bệnh lý do không chịu đi thăm khám để điều trị dứt điểm bệnh ngay từ đầu mà tự ý dùng thuốc. 

4. Chẩn đoán chính xác mức độ viêm túi thừa

Để chẩn đoán một cách chính xác tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ:

Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm nhiễm túi thừa chính xác

Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm nhiễm túi thừa chính xác

  •  Căn cứ vào triệu chứng cơ bản của viêm nhiễm túi thừa là đau ở vùng bụng dưới bên trái (đau hố chậu trái).

  • Xét nghiệm máu để phát hiện tình trạng nhiễm trùng do bạch cầu tăng.

  • Chụp  X-quang đại tràng để xác nhận mức độ lây lan của bệnh lý.

  • Chụp CT để xác định túi thừa bị viêm hay do nhiễm trùng.

  • Nội soi đại tràng được thực hiện bằng ống mềm qua ngã hậu môn để quan sát mặt trong của đại tràng, cung cấp thêm thông tin hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả. 

5. Điều trị bệnh viêm nhiễm túi thừa có phức tạp không?

Mức độ nguy hiểm nhất của viêm túi thừa là để bệnh biến chứng. Do đó, điều trị bệnh lý này chủ yếu là để đại tràng nghỉ ngơi, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm tối đa biến chứng. Cụ thể:

5.1. Đối với bệnh nhân bị viêm nhiễm túi thừa ở thể nhẹ

  • Bác sĩ cho điều trị ngoại trú, kết hợp dùng thuốc kháng sinh để giảm đau, chống co thắt.

  • Người bệnh cần để đại tràng nghỉ ngơi bằng cách nhịn ăn hoặc ăn ít, sau đó ăn các thức ăn mềm, lỏng như ngũ cốc, nước ép trái cây, ăn thêm rau xanh trong vài ngày cho đến khi hết hẳn đau. 

5.2. Đối với bệnh nhân bị viêm nhiễm túi thừa ở thể nặng

Nếu bệnh nhân bị đau nhiều, tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội trú. Cụ thể:

  • Tiếp nước, tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch và theo dõi diễn biến của bệnh lý;

  • Nếu dùng kháng sinh không đỡ, ruột bị viêm, túi thừa tích mủ, viêm phúc mạc thì cần phẫu thuật để loại bỏ đoạn đại tràng có túi thừa viêm. 

6. Vậy làm sao để phòng tránh căn bệnh này

Một số cách để phòng tránh việc túi thừa bị viêm bao gồm:

Uống nhiều nước giúp phòng tránh viêm nhiễm túi thừa

Uống nhiều nước giúp phòng tránh viêm nhiễm túi thừa

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,... nói chung bạn phải nạp vào cơ thể đầy đủ chất xơ.

  • Hạn chế ăn các trái cây có hạt như cà chua, ổi, vừng, dâu tây,...

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.

  • Không được nhịn tiểu.

  • Cố gắng đừng để bản thân bị stress.

  • Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày, chỉ cần tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ tối thiểu 30 phút/ngày cũng giúp hạn chế đáng kể việc bị viêm nhiễm túi thừa đại tràng.

Nếu bạn nhận thấy mình có một vài dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm túi thừa thì đừng ngần ngại mà hãy đến bệnh viện thăm khám ngay nhé. Đặc biệt không tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không biết chắc chắn đó là túi thừa đại tràng bị viêm. Nhờ đó, bệnh lý sẽ không biến chứng nguy hiểm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp