Chắc hẳn huyết tương không còn quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có mặt trong máu và giữ vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thành phần chính của chúng cũng như những hoạt động trong cơ thể người. Vậy chúng tham gia vào những quá trình nào của hoạt động sống, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
06/10/2020 | Renin huyết tương tăng cao ở trẻ, một chỉ số không nên bỏ qua 30/05/2020 | Điện di protein huyết thanh - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh đa u tủy xương 21/05/2020 | Vai trò của IgE toàn phần huyết thanh (tIgE) trong sàng lọc bệnh dị ứng 27/04/2020 | Bạn biết gì về huyết thanh và những ứng dụng trong y học
1. Thế nào là huyết tương?
Trước khi tìm hiểu về chức năng của thành phần trên đối với cơ thể, ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về chúng. Máu gồm 2 thành chính: các tế bào máu và huyết tương trong đó, huyết tương được coi là một phần rất quan trọng, chúng tham gia vào quá trình cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể.
Đặc điểm nhận diện đó là chất dịch trong, thường có màu vàng nhạt đồng, tính trên tổng lượng máu của cơ thể, chúng chiếm từ 55%. Con số này đã đủ chứng minh vai trò của chất dịch này đối với cơ thể.
Theo nghiên cứu, huyết tương chiếm từ 55 - 65% thể tích tổng lượng máu của cơ thể
Khi nghiên cứu, chắc hẳn bạn sẽ phát hiện ra, đặc điểm sinh lý của chúng có thể theo đổi theo tình trạng của cơ thể người. Chính vì thế, bạn nên theo dõi thật cẩn thận, kịp thời phát hiện nếu có những biểu hiện lạ.
Thông thường, sau khi bạn vừa dùng bữa, chất dịch sẽ chuyển màu đục thay vì màu vàng trong suốt giống như bình thường. Chỉ sau một một tiếng đồng hồ, tình trạng này sẽ trở lại bình thường, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp hiện tượng kể trên.
Khi truyền máu, chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm của chất dịch này, nếu chúng có màu đục, đơn vị máu trên không thể sử dụng hoặc truyền cho người khác. Trong nhiều trường hợp, sau khi tiếp nhận lượng máu kể trên, người bệnh có thể bị sốc hoặc dị ứng.
2. Thành phần chính
Chắc chắn, khi tìm hiểu về huyết tương, chúng ta không thể không nghiên cứu về thành phần cấu tạo của chất dịch này. Nhìn chung, chúng bao gồm khá nhiều chất, trong đó nước được coi là thành phần chủ yếu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước chiếm tới 90% thể tích của chất dịch, ngoài ra một số chất tan, thành phần hữu cơ, muối vô cơ cũng được tìm thấy.
Huyết tương có khá nhiều thành phần, trong đó nước chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất
Có thể nói, protein hòa tan chiếm phần thể tích không nhỏ trong chất dịch, một số dạng protein thường gặp đó là Albumin, Globulin và Fibrinogen,… Bên cạnh đó, các hợp chất hữu cơ có mặt trong chất dịch khá nhiều, chúng ta có thể kể đến như: Amino Acid, Vitamin, Glucose,… Muối khoáng tuy chiếm thể tích nhỏ song chúng vẫn giữ nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đặc biệt là muối điện li như Na, Ca, K.
3. Huyết tương giữ vai trò gì trong cơ thể?
Chắc hẳn khá nhiều bạn thắc mắc không biết vai trò của huyết tương là gì, chúng tham gia vào quá trình nào trong cơ thể?
3.1. Vai trò chung
Nhìn chung, chất dịch này tham gia sâu vào quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động sống bình thường. Chính vì thế, chúng ta cần theo dõi hoạt động của chúng thường xuyên để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
Có thể nói, chất dịch trên tham gia sâu vào quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể
Ngày nay, các bác sĩ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chất dịch trên có thể sử dụng để tách các thành phần có trong máu. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa và đóng góp lớn vào sự phát triển của nền y học thế giới.
3.2. Vai trò của các protein huyết tương
Đặc biệt, hai thành phần có trong loại dung dịch này là globulin và albumin có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Đây là những chất do gan sản xuất và chuyển vào máu. Nếu gan bị yếu, chất này bị suy giảm tạo ra hiện tượng phù nề vì thiếu protein huyết tương. Và để điều trị, bác sĩ sẽ truyền dịch hợp chất này để cải thiện tình hình.
Ngoài ra, chính protein huyết tương được coi là chất tải cho một số chất vô cơ và hữu cơ khác, giúp vận chuyển chúng tới các cơ quan trong cơ thể. Một số globulin có chức năng bảo vệ, chính vì thế chúng có nhiệm vụ chống lại sự tấn công của kháng nguyên, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu.
Globulin có khả năng miễn dịch cực tốt, chúng có nhiệm vụ chống lại sự tấn công của kháng nguyên
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phần trong protein trên có chức năng cầm máu và cung cấp protein cho tế bào toàn bộ cơ thể.
4. Huyết thanh và huyết tương có giống nhau không?
Do sự thiếu hiểu biết, nhiều người còn nhầm lẫn giữa huyết tương và huyết thanh bởi giữa chúng có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, huyết thanh thường có màu sữa đục, cũng chính là huyết tương bị lấy mất fibrinogen. Đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất giúp bạn phân biệt hai chất dịch kể trên.
Trong đó, huyết thanh thường được sử để chẩn đoán một số căn bệnh thường gặp, ví dụ như: bệnh sởi, Rubella, bệnh viêm gan B hoặc là HIV/AIDS,…
5. Trường hợp bệnh nhân cần truyền huyết tương
Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ nhận thấy tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không đảm bảo và yêu cầu họ tiến hành truyền huyết tương. Thông thường, những ai cần phải truyền chất dịch trên?
Như đã phân tích ở trên, chất dịch này chứa thành phần protein và các yếu tố đông máu, có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số chỉ định truyền huyết tương có thể kể đến như: rối loạn đông máu, Hemophilia A&B, 1 số trường hợp tai biến, mất máu do phẫu thuật hoặc chấn thương,...
Bạn nên lưu ý về những trường hợp cần truyền huyết tương
Đặc biệt, những bạn bị giảm yếu tố đông máu bẩm sinh cũng được chỉ định truyền, bởi vì bác sĩ không tìm ra chế phẩm chuyên biệt để xử lý vấn đề này. Trong tình huống này, huyết tương có thể giúp giải quyết vấn đề này khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn, chảy máu sau khi tiếp nhận lượng máu tương đối lớn cần được cung cấp thêm lượng chất dịch lớn để giảm bớt tình trạng họ đang gặp phải.
Không thể phủ nhận rằng, huyết tương giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Chúng ta nên nắm được những kiến thức cơ bản về chất dịch trên, theo dõi các đặc điểm của chúng để nắm được tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền chất dịch vào cơ thể để tình trạng sức khỏe ổn hơn.