Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản,… Vậy tình trạng này là do đâu, khi bị bệnh trẻ có thể có những dấu hiệu gì, cha mẹ nên xử trí bệnh ra sao và phòng ngừa bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả. Tất cả những thắc mắc này sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.
04/05/2021 | Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm? 25/03/2021 | Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao? 23/03/2021 | Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không?
1. Vì sao trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp?
Khi trẻ còn nhỏ, dưới 6 tháng tuổi thì các con rất ít khi mắc phải những bệnh về đường hô hấp. Các chuyên gia giải thích điều này như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ và các con nhận được kháng thể có sẵn từ sữa mẹ. Đây là những kháng thể vô cùng tốt và có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khả năng phòng tránh được một số tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp do sức đề kháng kém
Nhưng từ sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bắt đầu ăn dặm, bú sữa mẹ ít hơn hoặc không còn bú sữa mẹ nữa đồng thời, giai đoạn này bé cũng bắt đầu tiếp xúc với môi trường nhiều hơn,… đây là những lý do khiến trẻ dễ dàng mắc phải những căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Các chuyên gia giải thích chi tiết như sau:
Khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường nghĩa là các con cũng phải chịu những sự tác động nhất định từ môi trường đối với cơ thể. Đặc biệt, những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh cũng chính là nguyên nhân khiến các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh cho con người, trong đó có đối tượng trẻ nhỏ.
Những trẻ từ 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu và rất khó khăn khi chống lại những tác động từ bên ngoài, những vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Cũng chính vì thế, mà chúng ta thường thấy một số dịch bệnh về đường hô hấp của trẻ thường bùng phát trong thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Trên đây chính là lý do giải thích về tình trạng trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp.
2. Khi mắc những bệnh về đường hô hấp, trẻ có những dấu hiệu như thế nào?
Khi chăm sóc trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần quan sát con nhiều hơn để sớm nhận biết những thay đổi bất thường của trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời. Dưới đây là một số những dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp:
Trẻ bị sốt: Sốt là triệu chứng rất rõ và nguy hiểm nhất khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp. Tùy theo từng loại bệnh, mức độ bệnh mà trẻ có thể sốt cao hoặc sốt theo cơn, thông thường những cơn sốt có thể từ 39 độ C trở lên.
Trẻ bị sốt do mắc bệnh về đường hô hấp
Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Dịch mũi vốn là dịch viêm để bảo vệ đường hô hấp nhưng khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công thì nó lại chính là nguyên nhân khiến lây lan bệnh từ bộ phận này sang bộ phận khác, tình trạng viêm có thể từ đường hô hấp trên lây xuống đường hô hấp dưới. Khi mắc bệnh trẻ thường có biểu hiện là dịch mũi nhiều, dịch có thể loãng không có mủ và không hôi.
Ho: Có thể chia ho thành nhiều loại như ho khan, ho thành cơn, ho có đờm,… Những cơn ho chính là một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh viêm đường hô hấp. Triệu chứng ho có thể là dấu hiệu đầu tiên khi bệnh khởi phát nhưng nó cũng là một tín hiệu mừng cho thấy trẻ đã khỏi bệnh, chất dứt tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi ho nhiều, trẻ sẽ mệt mỏi và thậm chí kèm theo nôn trớ.
Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh về đường hô hấp dưới. Trẻ có biểu hiện như thở nhanh, thở khò khè, thở gắng sức,…
Trên đây là những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc một số bệnh về đường hô hấp. Những triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể xuất hiện cùng nhau khiến trẻ rất mệt mỏi và khó chịu. Nếu để lâu mà không được điều trị, trẻ có thể gặp phải những biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
3. Phải làm sao khi trẻ bị viêm đường hô hấp?
Dưới đây là một số hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh khi trẻ có triệu chứng về bệnh viêm đường hô hấp:
Nếu trẻ chảy nước mũi, ngạt mũi: Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ, sau đó thấm khô bằng tăm bông sạch. Để trẻ gối cao đầu hay mẹ có thể bế trẻ tư thế thẳng. Nên giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và mắc quần áo thoáng mát cho trẻ vào mùa hè.
Vệ sinh mũi sạch sẽ để bệnh nhanh chóng được cải thiện
Nếu trẻ sốt: Nên để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chườm khăn ấm cho trẻ ở vùng trán, vùng bẹn, vùng nách. Theo dõi thân nhiệt của trẻ khoảng 30 phút/lần. Nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn đề bù nước. Trong trường hợp trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ ho: Nếu tình trạng ho không quá nghiêm trọng, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc long đờm, nước chanh mật ong để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho nặng kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đi khám.
4. Những cách giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp, vì thế cha mẹ cần áp dụng một số cách dưới đây để phòng ngừa bệnh cho trẻ:
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn màn, ga gối cho trẻ, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ để hạn chế khả năng khuẩn bệnh có thể tấn công đường hô hấp của trẻ.
Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh
Nên chú ý giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vào ban đêm.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Không để bé sốt quá cao. Khi bé sốt, hãy mặc quần áo thoáng cho trẻ, dùng nước ấm chườm để giúp bé hạ nhiệt nhanh.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ.
Hiện nay, theo các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tiêm phòng chính là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Cha mẹ muốn thăm khám hoặc đặt lịch tiêm phòng cho bé, có thể gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.