Vì sao lại bị ngứa lòng bàn tay? Cách điều trị và phòng ngừa | Medlatec

Vì sao lại bị ngứa lòng bàn tay? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa lòng bàn tay không phải là một hiện tượng hiếm gặp với hầu hết các trường hợp thường không gây nguy hiểm. Để xử lý và phòng ngừa cảm giác khó chịu mà hiện tượng này gây ra, cần thiết nên hiểu được nguyên do làm nó xuất hiện. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp một số thắc mắc liên quan.


06/12/2022 | Viêm da bàn tay và những điều bạn cần biết
03/11/2022 | Viêm da tiếp xúc là gì? Phương pháp điều trị cho người bệnh
07/10/2022 | Những triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc và cách phòng ngừa bệnh

1. Vì sao lại bị ngứa lòng bàn tay?

Tình trạng ngứa lòng bàn tay xảy ra có thể là do các tác động đến từ cả yếu tố bên ngoài hoặc các vấn đề bên trong cơ thể. Theo đó, có những nguyên nhân như sau:

1.1. Do da bị khô

Tình trạng da bị khô, nứt nẻ có thể làm lòng bàn tay bị kích ứng, ngứa ngáy gây cảm giác khó chịu. Nó thường xảy ra khi thời tiết và độ ẩm trong không khí có sự thay đổi vào mùa đông hoặc cũng có thể là khi rửa tay quá nhiều hay dùng xà phòng với hoạt chất tẩy rửa mạnh để rửa tay.

Da tay bị khô, nứt nẻ có thể gây kích ứng, ngứa ngáy

Da tay bị khô, nứt nẻ có thể gây kích ứng, ngứa ngáy

1.2. Bệnh chàm

Đây là một căn bệnh tương đối phổ biến và cũng là một nguyên nhân gây ngứa ở lòng bàn tay. Cụ thể, nó có thể làm vùng da tại vị trí này bị đỏ, nứt nẻ, có vảy hoặc xuất hiện mụn nước nhỏ và ngứa ngáy.

1.3. Bệnh vảy nến

Vảy nến là một tình trạng bệnh da liễu mạn tính xảy ra khi có sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào da. Đi kèm với ngứa lòng bàn tay hoặc bàn chân, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác như: nứt nẻ da; da tay và chân xuất hiện mụn mủ; các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối bị đau nhức, sưng;...

1.4. Do dị ứng 

Da tay cũng có thể bị ngứa khi quá nhạy cảm với bất kỳ vật dụng gì nó chạm vào. Tình trạng ngứa lòng bàn tay do phản ứng dị ứng như vậy có thể không xảy ra ngay lập tức. Thay vào đó, nó lại xuất hiện vài giờ sau đó và có thể kèm theo các triệu chứng khác như bị phát ban, da khô, nổi mề đay,... 

Dị ứng với các chất tẩy rửa cũng có thể gây ngứa ở lòng bàn tay

Dị ứng với các chất tẩy rửa cũng có thể gây ngứa ở lòng bàn tay

1.5. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc 

Với nguyên nhân này, khi sử dụng một số loại thuốc huyết áp, hoặc aspirin, opioid có thể làm xuất hiện tình trạng ngứa ở vùng lòng bàn tay. Đây có thể là một tác dụng phụ mà thuốc gây ra. 

1.6. Xơ gan ứ mật nguyên phát

Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát có thể gây nên các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu, vàng da. Ngoài ra, còn có hiện tượng ngứa lòng bàn tay bao gồm trong đó.

2. Ngứa lòng bàn tay điều trị ra sao? 

Tình trạng ngứa lòng bàn tay thường được thực hiện điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Trong đó, có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

2.1. Giữ và dưỡng ẩm cho da tay

Luôn đảm bảo giữ và dưỡng ẩm cho da tay có thể giúp điều trị và hạn chế tình trạng ngứa ngáy. Bởi bằng việc dùng kem dưỡng ẩm thoa lên da tay sẽ giúp da được cân bằng độ ẩm. Từ đó, làm giảm hiện tượng bị khô và xuất hiện các cơn ngứa. Bên cạnh đó, cũng đừng quên việc giữ ẩm sau khi rửa tay. 

Thoa kem dưỡng ẩm để giảm hiện tượng khô da gây cảm giác ngứa 

Thoa kem dưỡng ẩm để giảm hiện tượng khô da gây cảm giác ngứa 

2.2. Dùng thuốc dị ứng hoặc thuốc kháng histamin 

Đây là phương pháp áp dụng cho tình trạng ngứa lòng bàn tay do phản ứng dị ứng gây ra. Một điều cần lưu ý rằng trong quá trình sử dụng thuốc cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ để không phải đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn.

2.3. Dùng thuốc mỡ steroid

Để điều trị các cơn ngứa ở vùng lòng bàn tay, cũng có thể dùng thuốc mỡ steroid không kê đơn.  

2.4. Chườm lạnh 

Chườm lạnh bằng một miếng vải mát hay một túi nước đá có thể góp phần làm giảm cảm giác ngứa ở lòng bàn tay. Bạn có thể thực hiện quá trình này trong khoảng thời gian từ 5-10 phút để đạt được hiệu quả. 

3. Ngứa lòng bàn tay có biện pháp nào để phòng ngừa không? 

Vậy ngứa lòng bàn tay có biện pháp nào để phòng ngừa không? Tiếp theo là một vài biện pháp để bạn có thể tham khảo thực hiện. 

  • Đảm bảo lòng bàn tay và toàn bộ cơ thể đều được giữ vệ sinh sạch sẽ.

  • Quá trình rửa tay không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Trường hợp, muốn sử dụng xà phòng để rửa thì nên chọn loại không có chất tạo mùi thơm nhằm mục đích hạn chế gây kích ứng da tay. 

Nên chọn loại xà phòng không có chất tạo mùi thơm để rửa tay 

Nên chọn loại xà phòng không có chất tạo mùi thơm để rửa tay 

  • Với bất cứ một loại kem dưỡng da tay nào bạn cũng nên kiểm tra trước xem nó có gây dị ứng không. Có thể thực hiện điều này thông qua việc thoa một ít kem lên vùng da tay và để qua đêm. Bên cạnh đó, nên thực hiện thoa kem dưỡng ẩm sau khi đã lau khô tay.

  • Thay loại găng tay vải tổng hợp bằng các loại găng tay có chất liệu cotton. Và nên đeo găng tay bảo vệ khi cần sử dụng chất tẩy rửa để phục vụ cho công việc lau dọn. 

  • Cần thiết tránh sử dụng bột giặt, xà phòng hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa có tác động tẩy rửa mạnh, không an toàn.

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Lưu ý đến các dấu hiệu dị ứng thực phẩm để ngừng sử dụng nếu thấy xuất hiện. 

  • Cung cấp đủ nước để cơ thể hoạt động bình thường và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố diễn ra hiệu quả.

Nhìn chung, ai cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa lòng bàn tay. Mặc dù đa phần đều không đáng lo ngại, các trường hợp xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm các dấu hiệu và triệu chứng bất thường khác, vẫn cần nên đi gặp bác sĩ để thăm khám, xác định tình trạng bệnh.

Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ uy tín thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh lý về da. Với đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn và nhiệt tình, thân thiện với bệnh nhân sẽ giúp quý khách an tâm điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Mọi thắc mắc cần được giải đáp, quý khách có thể liên hệ đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp