Vắc xin được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại vắc xin và nhiều người chưa hiểu hết về đặc tính cũng như công dụng của nó. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về một số loại vắc xin bất hoạt để bạn hiểu rõ hơn trước khi đưa ra quyết định có tiêm hay không?
24/02/2022 | Cha mẹ cần chú ý những gì khi cho con tiêm vắc xin sởi? 10/02/2022 | Vắc xin covid loại nào hiệu quả và một số lưu ý quan trọng 24/01/2022 | Những thông tin quan trọng về vắc xin Pfizer cho trẻ em 23/07/2021 | Vắc xin bất hoạt là gì và có an toàn cho người tiêm không?
1. Có mấy loại vắc xin bất hoạt?
Để sản xuất vắc xin bất hoạt, các nhà khoa học sẽ tiến hành nuôi cấy virus hoặc một số tác nhân gây bệnh khác trong một điều kiện thích hợp và đến khi những tác nhân này phát triển tốt sẽ dùng hóa chất hoặc nhiệt để tiêu diệt hay làm giảm độc lực của chúng. Hoặc cũng có thể chỉ cần tách lấy một phần từ virus gây bệnh đủ để cơ thể xác nhận kháng nguyên và sản xuất kháng thể.
Vắc xin bất hoạt an toàn với nhiều đối tượng
Có 2 loại vắc xin bất hoạt là vắc xin bất hoạt toàn thể và vắc xin dưới đơn vị:
Quá trình sản xuất loại vắc xin này như sau: Các tác nhân gây bệnh sẽ được nuôi cấy đến khi phát triển tốt. Sau đó, sử dụng hóa chất hoặc dùng nhiều để tác động lên chúng khiến chúng bất hoạt. Khi tác nhân gây bệnh không còn sống, chúng không thể phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên, với một liều lượng thích hợp, loại vắc xin này vẫn có thể giúp cơ thể nhận biết kháng nguyên và tạo ra miễn dịch.
Do không phải là vắc xin sống nên loại vắc xin này thường khá an toàn, có thể dùng được với những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần tiêm nhắc lại nhiều lần.
Một số loại vắc xin bất hoạt đang được sử dụng phổ biến đó là vắc xin tả, thương hàn, vắc xin ho gà, vắc xin bại liệt, vắc xin cúm, vắc xin viêm gan A, vắc xin phòng bệnh dại và vắc xin phòng bệnh dại.
Vắc xin dưới đơn vị cùng có một đặc điểm với vắc xin bất hoạt toàn thể đó là không chứa tác nhân sống gây bệnh, chính vì thế đảm bảo an toàn, không có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong loại vắc xin dưới đơn vị chỉ có thành phần kháng nguyên cần thiết giúp cơ thể đủ nhận biết và tạo ra miễn dịch, không chứa xác hoàn toàn của tác nhân gây bệnh.
Chính vì lý do này, quy trình chế tạo vắc xin dưới đơn vị sẽ phức tạp hơn, các chuyên gia cần phải thực hiện các thủ tục để xác định được chính xác lượng kháng nguyên cần thiết, đủ để đáp ứng miễn dịch.
Trẻ cần tiêm vắc xin đúng thời điểm để có được phòng ngừa bệnh hiệu quả
Vắc xin dưới đơn vị cũng có thể chia nhỏ ra thành các loại như sau: Vắc xin dưới đơn vị liên hợp, vắc xin dưới đơn vị có bản chất protein và vắc xin polysaccharide.
Một số loại vắc xin dưới đơn vị đang được sử dụng phổ biến hiện nay là vắc xin viêm gan B, vắc xin phế cầu, vắc xin màng não cầu, vắc xin HPV, vắc xin ngừa zona.
2. Có nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?
Trong số các loại vắc xin, vắc xin bất hoạt được cho là loại vắc xin an toàn. Do đó, dù là trẻ em, người già, những người có hệ miễn dịch yếu, cũng có thể sử dụng. Loại vắc xin này có nhiều ưu điểm và đang được ứng dụng khá phổ biến.
Tất cả các loại vắc xin đều được trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng rất nghiêm ngặt để có thể khẳng định được tác dụng và đảm bảo an toàn. Các loại vắc xin cần được cấp phép để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể gặp phải một số phản ứng phụ. Những phản ứng này thường chỉ ở mức độ nhẹ và nằm trong dự tính của nhà sản xuất nên bạn không cần quá lo lắng.
- Một số phản ứng sau tiêm thường gặp là:
+ Phản ứng tại chỗ như tình trạng ngứa, sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm.
+ Phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn,…
+ Rất ít trường hợp gặp phải tình trạng tai biến nặng sau tiêm chủng có thể kể đến như tình trạng khó thở, sốt cao, sốc phản vệ,… Những trường hợp này cần được xử trí kịp thời để tránh nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Trẻ có thể bị sốt sau tiêm
- Một số lưu ý sau tiêm cho trẻ:
+ Dù là trẻ nhỏ hay người lớn đều cần ở lại tại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi các phản ứng sau tiêm.
+ Nếu không có vấn đề gì bất thường, phụ huynh có thể cho trẻ về và theo dõi tại nhà: Nếu trẻ có biểu hiện nôn trớ, thở nhanh hoặc thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị.
+ Trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, theo dõi vùng tiêm và da toàn thân, theo dõi về tình trạng ăn ngủ và sự tỉnh táo của trẻ.
Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiêm cho trẻ
- Khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
+ Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, hãy để trẻ mặc thoáng mát và nghỉ ngơi tại phòng thông thoáng, tránh nhiều gió.
+ Sau tiêm, mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Ưu tiên các món ăn dạng lỏng như cháo, súp, nước sinh tố. Đối với những trẻ còn nhỏ thì nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
+ Trong trường hợp trẻ bị sốt cần sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Nếu trẻ sốt không quá cao thì mẹ chỉ cần chườm ấm vùng trán, nách, bẹn cho con, cho con mặc quần áo rộng rãi và cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể nhanh hạ nhiệt.
+ Mẹ lưu ý không chạm vào chỗ tiêm của trẻ, không bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm để tránh bị nhiễm trùng.
Trên đây là một số thông tin về vắc xin bất hoạt và những lưu ý cần thiết khi cha mẹ chăm sóc trẻ sau tiêm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín để mẹ có thể lựa chọn các gói tiêm chủng cho con. MEDLATEC đảm bảo về nguồn vắc xin chất lượng và khâu bảo quản nghiêm ngặt, đặc biệt với sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng tại đây. Hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.