Ung thư phổi không còn là căn bệnh quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Hầu hết khi phát hiện ra mình mắc ung thư phổi, người bệnh đều đã ở giai đoạn cuối. Đây là thời điểm hầu hết mọi kết quả điều trị đều kém khả quan nhất. Bởi không chỉ cơ thể, sức khỏe mà tinh thần người bệnh đã bị tổn thương khá nặng nề. Vậy ung thư phổi giai đoạn cuối có những biểu hiện gì? Điều trị ra sao?
30/05/2020 | Chẩn đoán chính xác ung thư phổi tế bào nhỏ với xét nghiệm Pro GRP 11/05/2020 | Ung thư phổi - bệnh lý phổ biến dễ dàng phát hiện khi chưa có biểu hiện bằng kỹ thuật hiện đại 02/05/2020 | Xét nghiệm NSE giúp chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ hiệu quả 08/04/2020 | Vai trò quan trọng của xét nghiệm Cyfra 21-1 trong tầm soát ung thư phổi
1. Ung thư phổi giai đoạn cuối nguy hiểm đến mức nào?
Ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường ở phổi đột nhiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát trong các lá phổi. Các tế bào ung thư sau khi hình thành khối u ác tính ở phổi thì sẽ dần dần lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Người ta gọi đó là tình trạng ung thư di căn.
Ung thư phổi giai đoạn cuối là một căn bệnh đáng sợ với tỷ lệ tử vong cao
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay tại nước ta. Đây được xem là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi dấu hiệu của bệnh chỉ bộc phát ra bên ngoài khi đã bước vào giai đoạn cuối rất khó để cứu chữa. Những đối tượng có tỷ lệ mắc ung thư phổi thường là những người thường xuyên hút thuốc, làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi, chất độc, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,...
Ung thư phổi giai đoạn cuối không chỉ gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể, sức khỏe mà nó còn tàn phá tinh thần người bệnh. Không chỉ phải đối mặt với những cơn đau thể xác kéo dài, mà tỷ lệ được chữa trị khỏi bệnh cũng vô cùng thấp khiến những người mắc ung thư cảm thấy tuyệt vọng và mệt mỏi.
Phương pháp điều trị được áp dụng vào những trường hợp này là cố gắng giúp cho người bệnh giảm đau đớn, tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ đến mức có thể.
Ung thư phổi là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường phát triển trong phổi
2. Những triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi thường xuất hiện và phát triển âm thầm trong phổi của người bệnh. Đến khi nhận ra những dấu hiệu của bệnh thì ung thư phổi đã bước sang giai đoạn cuối. Thời kỳ khó khăn và tỷ lệ cứu chữa khỏi bệnh thấp nhất. Ung thư phổi giai đoạn cuối không chỉ có dấu hiệu tổn thương xuất hiện tại hệ thống hô hấp mà chúng còn bộc lộ trên toàn cơ thể.
2.1. Triệu chứng xuất hiện tại đường hô hấp
Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống đường hô hấp của cơ thể. Khi phổi bị tổn thương do ung thư, đường hô hấp sẽ là bộ phận xuất hiện triệu chứng bất thường đầu tiên. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, cổ họng luôn trong tình trạng đau rát và khàn đặc. Giọng nói của người bệnh cũng có những thay đổi rõ rệt.
Tiếp đến, khi thở người bệnh có thể nghe thấy tiếng khò khè đi cùng với cảm giác hít thở không thông. Thường xuyên bị ho và nghiêm trọng hơn là ho ra máu tươi. Đây chính là những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư phổi gây ra cho đường hô hấp. Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư phổi đã bắt đầu phát triển gây tổn thương đường hô hấp. Các tế bào ung thư này hình thành khối u và chèn ép lên phần dây khí quản gây nên tình trạng khó thở và đau tức lồng ngực. Đến cuối cùng sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm.
Người bệnh xuất hiện triệu chứng ho, đau rát cổ họng
2.2. Triệu chứng của ung thư phổi trên khắp cơ thể
Bên cạnh những tổn thương gây ra cho đường hô hấp thì ung thư phổi giai đoạn cuối còn ảnh hưởng rất lớn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là thực quản. Khi khối u phát triển lớn, nó sẽ chèn ép bộ phận thực quản khiến cho quá trình ăn uống trở nên khó khăn. Lâu dần tạo cảm giác chán ăn, đau tức ngực khi cố gắng nuốt thức ăn ở người bệnh.
Tế bào ung thư phổi khi bước vào giai đoạn cuối sẽ bắt đầu di căn mạnh mẽ. Khi ung thư di căn lên bộ phận não sẽ gây nên hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Ung thư chèn ép dây thần kinh cổ, ngực sẽ gây đau mỏi vai gáy. Di căn lên hệ tuần hoàn và tim sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, ảnh hưởng hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Tác động đến vùng gan sẽ khiến da xanh xao, đau vùng gan,... Đến sau cùng khi đã di căn khắp các bộ phận trên cơ thể, khối u sẽ phá hủy triệt để các bộ phận. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, sụt cân nhanh và cơ thể dần mất đi sức sống.
2. Phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Thông thường, khi ung thư phổi bước sang giai đoạn cuối, người bệnh đã bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh. Bởi vậy, tỷ lệ bệnh nhân có thể khỏi bệnh trong giai đoạn này là vô cùng hiếm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối hầu hết chỉ nhằm mục đích giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn và kéo dài tuổi thọ đến mức có thể.
2.1. Thực hiện theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra
Khi ung thư phổi bước vào giai đoạn cuối, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là phương pháp điều trị hỗ trợ. Phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn các triệu chứng, làm giảm cơn đau và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra
2.2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Trong giai đoạn, cơ thể người bệnh bị các tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã và đang bị tổn thương nặng nề. Cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, sụt cân nhanh và nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn.
Lắng nghe những mong muốn của người bệnh về thực phẩm muốn được ăn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, sữa, tôm,... Đảm bảo thức ăn được chế biến ở chế độ dễ ăn và cơ thể dễ hấp thụ nhất.
2.3. Vận động cơ thể
Cơ thể mệt mỏi, lười vận động là biểu hiện của tất cả những người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu cứ nằm một chỗ, tình trạng khó thở, mệt mỏi của người bệnh sẽ càng tăng lên. Phương pháp tốt nhất là bạn nên đưa người bệnh đi dạo và thực hiện một số vận động nhẹ. Điều này sẽ giúp cho người bệnh có thể nâng cao sức khỏe, tạo cảm giác thông suốt khi hít thở và ăn uống.
2.4. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan là điều quan trọng
Tâm lý luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh không nên mất tinh thần và tuyệt vọng. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Như vậy sẽ giúp cho bản thân trở nên thoải mái, giảm bớt sự đau đớn. Bên cạnh đó, việc giữ cho tinh thần thoải mái sẽ mang lại hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị có kết quả tích cực hơn.
Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên thực hiện việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho bạn có một sức khỏe tốt. Nếu không may cơ thể gặp vấn đề cũng có thể kịp thời phát hiện và có được thời điểm điều trị bệnh tốt nhất.