Tiên lượng sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối thường giảm nhiều so với người phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
29/09/2022 | Những dấu hiệu ung thư đại tràng bạn nên biết 29/09/2022 | Cảnh báo các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 26/09/2022 | Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có chữa được không? 01/09/2022 | Chi tiết về các giai đoạn ung thư đại tràng và biện pháp điều trị
1. Triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, những tế bào ung thư không chỉ ở đại tràng mà có thể lan ra nhiều vùng khác. Triệu chứng của bệnh lúc này còn tùy thuộc vào mức độ di căn. Tế bào ung thư di căn đến bộ phận nào thì cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng riêng của bộ phận đó. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối:
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng
- Rối loạn tiêu hóa:
Thường gặp trong trường hợp các tế bào ung thư đã di căn đến gan. Một số biểu hiện của bệnh nhân có thể kể đến như thường xuyên bị đau vùng hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi, phân thay đổi bất thường, có lẫn máu trong phân, tắc ruột,... kèm theo đó có thể là biểu hiện vàng da, vàng mắt,...
- Ho, khó thở:
Khi những tế bào ung thư di căn đến phổi, những khối u sẽ gây cản trở hô hấp khiến bệnh nhân có cảm giác khó thở và ho nhiều hơn.
+ Những cơn ho thường kéo dài bất thường, người bệnh có thể ho ra máu hoặc ho ra đờm có lẫn máu.
+ Đau tức ngực, thở khò khè.
- Đau nhức xương và đau toàn cơ thể: Khi những tế bào ung thư di căn đến xương, chúng sẽ phát triển tại cơ quan này và gây chèn ép cũng như phá hủy các mô xương. Vì thế, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa
+ Đau nhức xương, đặc biệt là ở những vị trí có khối u.
+ Khi các khối u chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, người bệnh sẽ bị đau nhức toàn thân.
- Đau đầu, co giật: Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân đã bị di căn lên não. Những cơn đau đầu rất dữ dội với tần suất liên tục. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, co giật,...
- Sốt, sưng hạch bạch huyết, sụt cân không rõ nguyên nhân: Đây rất có thể là biểu hiện khi bệnh đã di căn sang hệ thống hạch bạch huyết.
2. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối bằng cách nào?
Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối:
- Phẫu thuật: Nếu tế bào ung thư mới chỉ di căn đến một cơ quan duy nhất thì việc phẫu thuật để loại bỏ khối u sẽ cho kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư đã xâm lấn nhiều cơ quan khác gây ra những biến chứng như chảy máu, tắc ruột,... thì biện pháp phẫu thuật chỉ mang tính tạm thời, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh để lên phác đồ điều trị
- Xạ trị: Phương pháp này thường không áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh di căn xương thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này.
- Hóa trị: Các loại hóa chất được sử dụng có thể tiêu diệt tế bào hay những khối u ung thư, thu nhỏ khối u để việc phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn. Tỉ lệ thành công phụ thuộc nhiều vào thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với hóa chất của người bệnh.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng điều trị bằng các loại thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc phân tử nhỏ hay một số liệu pháp miễn dịch.
3. Ung thư đại tràng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Khi ung thư đại tràng đã bước sang giai đoạn muộn thì việc điều trị triệt căn là không thể. Tất cả các biện pháp điều trị ở giai đoạn này chỉ có thể giúp kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tăng chất lượng sống cũng như kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Đối với những trường hợp chưa di căn, kết hợp nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị,... tiên lượng bệnh cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư đã xâm lấn các cơ quan như gan hay phổi,... thì rất ít bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm.
Tâm lý của người bệnh ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị
Bên cạnh đó, thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:
- Độ tuổi mắc bệnh: Người cao tuổi có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn người trẻ. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và có rất nhiều người trẻ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng.
Các chuyên gia cho biết, người trẻ tuổi thường có thể trạng tốt hơn. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tâm lý tích cực thì hiệu quả điều trị có thể tốt hơn, thời gian sống có thể dài hơn so với người bệnh đã lớn tuổi.
- Tình trạng bệnh: Nếu những tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, việc kéo dài tuổi thọ cho người bệnh cũng rất khó khăn.
- Mức độ biệt hóa của tế bào: Nếu tế bào biệt hóa kém thì cơ hội kéo dài tuổi thọ của người bệnh sẽ kém hơn so với những trường hợp tế bào biệt hóa cao.
- Thể trạng của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân có thể trạng tốt thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối kèm theo một số bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh phổi,... thì cơ hội điều trị bệnh sẽ thấp và thời gian sống của người bệnh giảm.
- Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng. Khi được bổ sung các dưỡng chất một cách hợp lý và đầy đủ, thể trạng của bệnh nhân sẽ tốt hơn và có thể đáp ứng tốt hơn với các phương pháp trị bệnh.
- Tâm lý của người bệnh: Khi bệnh nhân lạc quan, quá trình điều trị bệnh sẽ thuận lợi hơn và hiệu quả điều trị bệnh cũng tốt hơn so với những trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, không hợp tác trong quá trình điều trị hoặc có tâm lý buông xuôi.
Chuyên gia khuyên bạn nên tầm soát ung thư đại tràng nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ hoặc đi khám sớm ngay khi có những triệu chứng bất thường. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.