Ung thư máu đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người vì tốc độ tiến triển nhanh chóng và tính chất nguy hiểm của bệnh. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc. Vậy ung thư máu có chữa được không? Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu là bao nhiêu và điều trị bằng phương pháp gì? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
24/08/2022 | Nhận biết triệu chứng ung thư máu qua các dấu hiệu đặc trưng 06/07/2022 | Hỏi đáp cùng chuyên gia: Ung thư máu có chữa được không? 07/02/2022 | Chuyên gia hướng dẫn phân biệt nhiễm trùng máu và ung thư máu
1. Ung thư máu thường có biểu hiện như thế nào?
Trước khi tìm hiểu tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu là bao nhiêu phần trăm thì chúng ta nên nhận diện các triệu chứng cảnh báo ung thư máu đang tấn công cơ thể. Đó là các dấu hiệu sau:
-
Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, da dẻ xanh xao: biểu hiện này là do số lượng hồng cầu trong máu suy giảm gây thiếu máu, vì vậy cơ thể luôn trong tình trạng suy nhược, yếu ớt không có sức sống;
-
Bầm tím, xuất huyết dưới da: tiểu cầu suy giảm kéo theo đó là hiện tượng này xuất hiện trên da hoặc chảy máu chân răng, chảy máu cam, hoặc nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, tràn máu các màng. Nguy hiểm nhất là xuất huyết não;
-
Đau xương: triệu chứng chính của bệnh ung thư máu đó là đau xương. Cơn đau thường xảy ra tại những vị trí như đau lưng, đau khớp chân,...;
-
Nhức đầu: hồng cầu bị thiếu hụt khiến não không được cung cấp đủ oxy nên bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng nhức đầu;
-
Sưng hạch bạch huyết: hạch nổi lên và sưng to dưới da nhưng ít gây đau cho bệnh nhân;
-
Đau bụng: triệu chứng này xuất hiện khi các tế bào ung thư di căn tới những hạch ở ổ bụng, khi đó bệnh nhân sẽ có biểu hiện chán ăn và đau bụng thường xuyên;
-
Sốt cao: hệ miễn dịch ở bệnh nhân ung thư máu thường bị suy giảm nghiêm trọng nên cơ thể dễ bị nhiễm trùng gây nên hiện tượng sốt cao.
Bầm tím và xuất huyết dưới da mà không phải do chấn thương là triệu chứng dễ nhận ra nhất của ung thư máu
2. Chẩn đoán và điều trị ung thư máu
2.1. Nhận biết ung thư máu qua các chẩn đoán cận lâm sàng
Bên cạnh các triệu chứng trên lâm sàng, để phát hiện ung thư máu bệnh nhân cũng cần thực hiện một số các phương pháp chẩn đoán sau:
-
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, huyết đồ: là xét nghiệm thường quy được thực hiện định kỳ nhằm chẩn đoán cũng như theo dõi tình trạng bệnh. Kết quả xét nghiệm thường là tình trạng bạch cầu giảm hoặc tăng, tiểu cầu và hồng cầu giảm;
-
Chọc hút tủy xương: bắt buộc thực hiện trong chẩn đoán ung thư máu. Bệnh bao gồm nhiều loại khác nhau và dựa trên mỗi dạng ung thư máu bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện loại xét nghiệm tương ứng:
-
Chụp CT, MRI, PET-CT: giúp kiểm tra và theo dõi các biểu hiện của bệnh;
-
Sinh thiết hạch bạch huyết: dùng trong chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết.
Dựa trên kết quả của các xét nghiệm nêu trên, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư máu:
-
Xạ trị: sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư;
-
Hóa trị: sử dụng các loại thuốc đưa vào cơ thể thông qua đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch với mục tiêu là loại bỏ dấu vết ung thư trong cơ thể người bệnh;
-
Liệu pháp sinh học: bệnh nhân sẽ được truyền các kháng thể đơn dòng, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ung thư;
-
Cấy ghép tế bào gốc: các tế bào khỏe mạnh sẽ được truyền vào cơ thể. Bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc từ trong tủy xương và sau đó nhân chúng lên;
-
Ghép tủy: cần phải tìm được người có tủy sống tương thích với bệnh nhân để thay thế cho tủy cũ.
Phương pháp hóa trị sử dụng trong điều trị ung thư máu
3. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu
Sau đây là một số yếu tố khác ảnh hưởng tới tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu:
-
Tuổi tác và loại ung thư máu mắc phải: Tuổi càng trẻ thì tỷ lệ điều trị thành công ung thư máu càng cao. Phần lớn trẻ em bị ung thư máu thuộc thể bạch cầu cấp tính nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi được. Trong đó những trẻ từ 3 - 7 tuổi có cơ hội chữa khỏi cao nhất, còn đối với người trưởng thành thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu thể này chỉ khoảng 40% và dựa trên nhiều yếu tố liên quan khác. Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư máu bạch cầu mạn tính, dòng tủy cấp tính hoặc mạn tính thì các biện pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân;
-
Thời điểm bệnh được phát hiện: càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh càng dễ điều trị. Nếu phát hiện muộn thì ung thư đã di căn vào dịch tủy và não bộ, lúc này tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ rất thấp;
-
Khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị;
-
Mức độ xương bị tổn thương là bao nhiêu;
-
Đã từng mắc bệnh bạch cầu hay các bệnh về máu hay chưa;
-
Tiếp xúc với xạ trị và hóa trị;
-
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ví dụ như benzen;
-
Số lượng tế bào máu là bao nhiêu;
-
Đột biến nhiễm sắc thể;
-
Hút thuốc lào, thuốc lá thường xuyên hoặc sống trong môi trường nhiều khói bụi độc hại.
Phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu càng cao
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh ung thư máu, các phương pháp được dùng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Để bảo vệ bản thân trước căn bệnh ung thư máu, mỗi người tốt nhất nên thực hiện thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực thăm khám sức khỏe đã trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng đánh giá cao. Chuyên khoa Ung bướu cùng các chuyên khoa khác tại MEDLATEC đều là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và tận tâm với nghề, cùng với đó là được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại giúp việc thăm khám và chẩn đoán luôn được triển khai nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác cao. Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC hiện được công nhận tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP về chất lượng xét nghiệm. Vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng các kết quả trả ra.
Nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 từ hôm nay!