Ung thư thực quản giai đoạn 2 có triệu chứng gì? | Medlatec

Ung thư thực quản giai đoạn 2 có triệu chứng gì?

Ung thư thực quản giai đoạn 2 thường sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn so với giai đoạn 1. Tuy nhiên lúc này khối u ung thư vẫn chưa có dấu hiệu xâm lấn rộng sang những khu vực lân cận. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách thì bệnh nhân bị ung thư thực quản giai đoạn 2 vẫn có cơ hội sống sót. Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản giai đoạn 2, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm qua các thông tin sau đây!


01/05/2023 | Đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, người đàn ông nhận kết quả ung thư thực quản giai đoạn III
04/03/2023 | May mắn “vượt cửa tử” nhờ phát hiện ung thư thực quản từ giai đoạn rất sớm
24/11/2022 | Bệnh ung thư thực quản hình thành do những yếu tố nào?

1. Tổng quan về ung thư thực quản

1.1. Các giai đoạn phát triển của bệnh

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư thực quản thì bác sĩ sẽ xác định xem tình trạng bệnh đang ở giai đoạn mấy để có phương án điều trị phù hợp và tiên lượng bệnh.

Theo phân loại của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư thực quản sẽ phát triển theo các giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 0: là khi khối u mới hình thành và chưa di căn sang các hạch hay sang cơ quan khác;

  • Giai đoạn 1: tìm thấy dấu hiệu của tế bào ung thư ở niêm mạc thực quản;

  • Giai đoạn 2: khối u phát triển lớn hơn, bắt đầu xâm lấn sâu hơn vào các lớp cơ của thực quản. Ngoài ra cũng có thể tìm thấy tế bào ung thư tại các hạch bạch huyết gần khối u;

  • Giai đoạn 3: khối u tiếp tục to dần, đã có dấu hiệu di căn hạch nhưng chưa di căn đến các tạng khác;

  • Giai đoạn 4: hay còn gọi là giai đoạn cuối khi khối u đã “bành trướng" sang các hạch bạch huyết, đồng thời di căn đến những cơ quan khác ngoài thực quản như gan, phổi,...

Các giai đoạn phát triển của ung thư thực quản

Các giai đoạn phát triển của ung thư thực quản

1.2. Ung thư thực quản giai đoạn 2 có biểu hiện như thế nào?

Các bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng thường sẽ không bộc lộ triệu chứng rõ rệt ngay từ giai đoạn đầu, nhưng nếu cảm nhận kỹ thì bệnh nhân cũng có thể phát hiện bệnh thông qua một số dấu hiệu lâm sàng như sau:

  • Hay có cảm giác buồn nôn, nôn oẹ, nuốt vướng;

  • Tăng tiết nước bọt, nghèn nghẹn ở cổ;

  • Ho kéo dài, khản tiếng;

  • Chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể;

  • Phần xương ức đau tức;

  • Da sạm và khô;

  • Sụt cân.

2. Nhận diện ung thư thực quản giai đoạn 2 bằng các biện pháp chẩn đoán 

Thông qua các triệu chứng trên lâm sàng và có nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư thực quản, bác sĩ sẽ khai thác thêm một số thông tin về tiền sử bệnh án cá nhân và của gia đình. Sau đó người bệnh sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp chẩn đoán khác để xác định bệnh một cách chính xác hơn. Cụ thể đó là:

Xét nghiệm máu:

Phương pháp này giúp tìm ra dấu vết ung thư, bao gồm các danh mục: xét nghiệm CEA, SCC, CA19-9.

Nội soi thực quản:

Một ống nhỏ có gắn camera và đèn sáng siêu nhỏ ở đầu sẽ được đưa vào trong thực quản của bệnh nhân. Thông qua những hình ảnh thu thập được từ thiết bị này, bác sĩ có thể quan sát một cách chi tiết, sắc nét hình ảnh trực tiếp bên trong thực quản và xác định được khối u ác tính nằm tại đây. Từ đó giúp đánh giá kích thước, hình dáng, tính chất khối u và tiên lượng giai đoạn bệnh.

Tùy vào giai đoạn ung thư bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp

Tùy vào giai đoạn ung thư bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang: có khả năng nhận diện các loại u sùi, bờ cứng, ổ loét hay nhiễm cứng hẹp một đoạn thực quản;

  • Chụp Cộng hưởng từ (MRI): vị trí chụp là phần trên bụng và phần ngực giúp đánh giá khả năng xâm lấn của khối u, di căn hạch và các cơ quan khác;

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): có chức năng kiểm tra mức độ lan rộng của khối u tới các khu vực khác, nhờ đó hỗ trợ bác sĩ đánh giá tiềm năng loại bỏ khối u.

Sinh thiết:

Để khẳng định chắc chắn về tình trạng bệnh, bác sĩ có thể sẽ sinh thiết mô nhằm phân loại đó là loại ung thư nào (ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy,...) giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

3. Phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn 2

Để điều trị ung thư thực quản giai đoạn 2, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra các biện pháp dưới đây cho người bệnh:

Phẫu thuật:

Phẫu thuật là biện pháp được đánh giá có tác dụng điều trị hiệu quả và triệt để nhất đối với những ca ung thư ở giai đoạn đầu. 

Dựa trên vị trí của khối u, loại ung thư, giai đoạn và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ cần cân nhắc hình thức phẫu thuật phù hợp nhất đối với người bệnh. Mục tiêu phẫu thuật sẽ là hạn chế đau đớn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng hậu phẫu, tiêu diệt triệt căn các dấu tích ung thư và nâng cao tỷ lệ sống sót cho người bệnh.

Một số hình thức phẫu thuật ung thư thực quản giai đoạn 2 đó là:

  • Phẫu thuật cắt thực quản: một phần hoặc toàn bộ thực quản sẽ được thực hiện. Trong trường hợp loại bỏ một phần thì phần còn lại của thực quản sẽ được nối liền với dạ dày, tạo ra thực quản mới. Phụ thuộc vào vị trí và mức độ xâm lấn của khối u sẽ quyết định độ dài thực quản cần phải loại bỏ. Nếu toàn bộ thực quản phải bị cắt đi thì bác sĩ sẽ dùng dạ dày để tái tạo thực quản mới;

  • Tạo thực quản giả từ đại tràng: mục đích của phẫu thuật là giúp bệnh nhân có thể ăn uống được bình thường qua đường miệng.

Phẫu thuật là một trong những biện pháp được ứng dụng trong điều trị ung thư thực quản

Phẫu thuật là một trong những biện pháp được ứng dụng trong điều trị ung thư thực quản

Xạ trị:

Phương pháp này cần vận dùng nguồn bức xạ có năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được áp dụng trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u giúp việc cắt bỏ nó diễn ra dễ dàng hơn. Cũng có trường hợp được chỉ định bổ sung sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt những tế bào ung thư mà phẫu thuật bỏ sót. Cũng có thể phối kết hợp xạ trị và hóa trị để hạn chế các biến chứng do ung thư gây ra.

Hóa trị:

Thay vì sử dụng “dao kéo" hay tia X năng lượng cao, hóa trị là dùng các loại hóa chất để điều trị ung thư. Tương tự như xạ trị, hóa trị cũng có thể được áp dụng vào thời điểm trước hoặc sau phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng và đảm bảo mục tiêu không bỏ sót bất kỳ tế bào ung thư nào.

Như vậy có thể thấy rằng ung thư thực quản là một trong những bệnh lý ác tính vô cùng phổ biến ở đường tiêu hóa. Bệnh có tiên lượng tử vong cao cho nên nếu được chẩn đoán và điều trị ngay từ sớm sẽ giúp mở ra cơ hội sống rất nhiều cho người bệnh.

Chuyên khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Ngoài ra MEDLATEC còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, Trung tâm Xét nghiệm được chứng nhận đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp đưa ra các kết quả chẩn đoán chính xác, đủ năng lực thực hiện gần 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao. Chính vì vậy, khách hàng khi thăm khám tại MEDLATEC có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ. 

Để được biết thêm các thông tin chi tiết về các gói khám tại MEDLATEC và hỗ trợ đặt lịch khám cùng chuyên gia, mời quý bạn đọc liên hệ ngay theo hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp