Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường ít và khó nhận biết nên có thể nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày lành tính khác. Bệnh nhân thường bỏ qua, nếu không kiểm tra định kỳ thì có thể phát hiện ra tình trạng ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn. Như vậy, bệnh lý ung thư dạ dày có biểu hiện gì? Có thể chữa ung thư dạ dày bằng những phương pháp nào?
06/10/2022 | Góc giải đáp: Nguyên nhân ung thư dạ dày là gì và điều trị ra sao? 21/07/2022 | Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và các phương pháp điều trị ung thư dạ dày 22/04/2022 | Đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày 22/04/2022 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm ung thư dạ dày uy tín tại Hà Nội
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bình thường ở bộ phận dạ dày xuất hiện tình trạng quá sản, loạn sản và dị sản. Các tế bào này có khả năng xâm lấn các tổ chức xung quanh cũng như di căn ra các cơ quan khác qua máu hoặc bạch huyết. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì bệnh có thể tiến triển không kiểm soát dẫn đến tử vong.
Gồm có 5 giai đoạn phát triển bệnh lý ung thư dạ dày, cụ thể:
-
Giai đoạn 0 (giai đoạn đầu): Các khối u vẫn nằm ở yên tại niêm mạc dạ dày. Khối u có kích thước khá nhỏ, khoảng vài mm và không tạo thành ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ tiêu hóa.
-
Giai đoạn 1: Các khối u bắt đầu tấn công vào lớp đáy của niêm mạc dạ dày, dù vậy vẫn chưa có biểu hiện cụ thể.
-
Giai đoạn 2: Một số dấu hiệu bắt đầu xuất hiện, cụ thể như: buồn nôn, bụng đau,... và khối u đã xâm lấn vượt qua lớp niêm mạc dạ dày.
-
Giai đoạn 3: Khối u lan rộng sang các bộ phận khác
-
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn ung thư di căn xa. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác như phổi, xương, não,… dẫn đến những thương tổn không thể phục hồi. Việc điều trị rất khó khăn và thường chỉ là điều trị triệu chứng.
Ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong số bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao
2. Ung thư dạ dày có biểu hiện gì?
Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện của ung thư dạ dày vẫn còn khá mơ hồ và có phần tương đồng với một số bệnh lý dạ dày khác khiến người bệnh nhầm lẫn. Vậy bệnh ung thư dạ dày có biểu hiện gì?
2.1. Đầy hơi, chướng bụng
Đây là những triệu chứng phổ biến của ung thư dạ dày ở giai đoạn 0. Bệnh nhân thường thấy buồn nôn, bụng chướng sau khi ăn xong.
2.2. Chán ăn
Dấu hiệu này thường xuất hiện kèm với cảm giác nghẽn thức ăn tại cổ họng và khó nuốt trôi thức ăn.
2.3. Đột ngột sụt cân
Đây là một trong dấu hiệu dễ nhận thấy và phổ biến nhất khi bị ung thư dạ dày. Chỉ trong vài tháng mắc bệnh, bệnh nhân có thể suy giảm đến 15% trọng lượng của cơ thể.
Một trong biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày thường gặp là sụt cân bất thường
2.4. Ợ nóng, ợ chua
Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng đau âm ỉ, khó chịu ở dạ dày, việc uống thuốc thấy thuyên giảm chỉ làm bạn dễ nhầm lẫn với với căn bệnh đau dạ dày thông thường. Song, người bệnh không được chủ quan bởi điều này.
2.5. Đau bụng dữ dội
Đầu tiên là những đợt đau bụng, sau đó trở nên trầm trọng và thường xuyên hơn, lúc này việc uống thuốc giảm đau thậm chí không còn tác dụng. Khi bắt gặp triệu chứng này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
2.6. Hệ tiêu hóa xuất huyết
Đường tiêu hóa chảy máu (đại tiện có máu, nôn ra máu thường xuyên,..) thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày. Khi xuất hiện dấu hiệu này, bệnh nhân cần xem xét về nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và đến cơ sở y tế để khám ngay lập tức.
Về cơ bản, đa số các biểu hiện của ung thư dạ dày đều bị nhầm lẫn với một số bệnh lý ở dạ dày khác, vì vậy người bệnh thường bỏ qua và chủ quan ở giai đoạn đầu của bệnh.
Ung thư dạ dày có biểu hiện gì?
3. Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày
Ung thư trong giai đoạn đầu thường không dễ nhận ra, bởi có khá nhiều dấu hiệu tương tự bệnh lý viêm dạ dày. Vì vậy, nếu muốn nhận biết bệnh sớm, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và sử dụng các phương pháp chẩn đoán, gồm:
3.1. Nội soi dạ dày
Với biện pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài, có gắn camera và mềm để đưa vào cơ thể bệnh nhân từ thực quản xuống dạ dày. Nếu nhận thấy các tế bào bất thường hoặc các tổn thương thì bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết.
3.2. Sinh thiết dạ dày
Đây là phương pháp lấy một hoặc nhiều mảnh mô ở những vùng có tổn thương nghi ngờ tại dạ dày, để có thể soi dưới kính hiển vi các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý và cắt mỏng mẫu bệnh phẩm. Mục đích nhằm kiểm tra bản chất của các tế bào dạ dày là ác tình hay lành tính.
3.3. Xét nghiệm máu
Đối với một số trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán mức độ thiếu máu ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm máu khác về thận - gan, tumor marker (dấu ấn ung thư),.. để cung cấp thêm thông tin đánh giá trước khi thực hiện điều trị hoặc theo dõi sau khi chữa bệnh.
3.4. Kiểm tra hình ảnh
Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ có thể bổ sung thêm một số xét nghiệm về hình ảnh bằng các phương pháp sau:
Những biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác và nhanh chóng
4. Những phương pháp điều trị chính
Bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp chữa bệnh sau khi chẩn đoán giai đoạn mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
4.1. Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt toàn bộ hoặc 1 phần dạ dày bị ung thư kèm theo các hạch lympho ở xung quanh, tùy vào mức độ bệnh. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật bằng biện pháp mổ nội soi, mổ mở hoặc bằng robot.
Đây là phương pháp được ứng dụng sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày nhằm hạn chế tình trạng bệnh tái phát. Xạ trị cũng được yêu cầu đối với một số tình trạng bệnh lây lan đến hạch, xương,... nhằm suy giảm nhẹ các dấu hiệu.
Hóa trị là liệu pháp sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch để chữa ung thư. Hóa trị có thể được tiến hành trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật, đôi lúc có thể kết hợp với phương pháp xạ trị. Tùy vào thể trạng của mỗi người, cũng như giai đoạn mắc bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị bằng hóa chất thích hợp.
4.4. Liệu pháp nhắm trúng đích
Phương pháp này có tên tiếng anh là Targeted therapy, thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển, khi bệnh đã di căn xa, phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật đơn lẻ không thể loại trừ được các khối u, bệnh tái phát.
Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhắm trúng đích, có thể phối hợp với liệu pháp hóa trị. Mục đích nhằm cản trở sự tăng trưởng và di căn của những khối u ác tính.
4.5. Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ
Khi bệnh nhân được tiên lượng không thể điều trị hoàn toàn bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ chỉ có thể áp dụng liệu pháp chữa trị giảm nhẹ triệu chứng và chăm sóc. Đây là phác đồ chăm sóc phối hợp với điều dưỡng nhằm giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi đau về tâm lý cũng như thể xác.
Bác sĩ chỉ định phác đồ chữa ung thư dạ dày dựa trên mức độ bệnh
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư dạ dày có biểu hiện gì, cũng như chia sẻ một số phương pháp chữa bệnh phù hợp. Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên có thể mang đến cho Quý khách những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh và sớm phát hiện, điều trị bệnh kịp thời. Để đặt lịch khám và xét nghiệm bệnh, Quý khách có thể liên liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.