Xét nghiệm máu là một trong các chỉ định thường quy phục vụ cho việc kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau, từ đó kịp thời phát hiện những bất thường và điều trị ngay từ sớm. Vậy trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không? Cần lưu ý gì khi thực hiện loại xét nghiệm này? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
24/12/2022 | Giá xét nghiệm máu và những thông tin cần lưu ý 22/12/2022 | Địa chỉ xét nghiệm máu Cần Thơ nhanh và uy tín 06/12/2022 | Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản bạn nên biết
1. Có được ăn trước khi xét nghiệm máu không?
Xét nghiệm máu thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe tổng quát, phát hiện các vấn đề bệnh lý thông thường, ứng dụng trong khám tiền hôn nhân, tầm soát các bệnh ung thư,...
Phần lớn trong nhiều trường hợp trước khi lấy máu xét nghiệm bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước từ 6 - 8 giờ. Nguyên nhân là vì khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trở thành glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột, chuyển đổi thành năng lượng để nuôi sống cơ thể. Do đó nồng độ đường huyết sau ăn thường sẽ tăng cao, nếu thực hiện xét nghiệm máu trong thời gian này kết quả sẽ không được chính xác.
Một số loại xét nghiệm máu yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện
Tuy nhiên cũng có những loại xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn như: xét nghiệm về huyết học, xét nghiệm về các loại virus, vi khuẩn, các chỉ số viêm, xét nghiệm về di truyền,... Tuy nhiên nếu người bệnh không rõ loại xét nghiệm máu mình sắp thực hiện là gì thì nên hỏi bác sĩ có nên nhịn ăn hay không.
Sau đây là những loại xét nghiệm máu cần bệnh nhân nhịn ăn trước khi thực hiện:
-
Xét nghiệm sắt: xét nghiệm này có tác dụng chẩn đoán xem người bệnh có đang gặp các vấn đề như thiếu sắt, thiếu máu,... hay không. Nếu trước khi xét nghiệm bệnh nhân lỡ ăn các loại thực phẩm có thành phần sắt sẽ làm thay đổi nồng độ chất này trong máu. Do đó trước khi làm xét nghiệm người bệnh nên nhịn ăn trước từ 4 - 6 tiếng;
-
Xét nghiệm đường huyết lúc đói: nhằm kiểm tra nồng độ đường có trong máu nên bạn không được ăn trước khi tiến hành xét nghiệm để tránh tình trạng kết quả sai lệch. Khoảng thời gian nhịn ăn nên là từ 8 - 10 tiếng;
-
Xét nghiệm mỡ máu: mục đích là để kiểm tra hàm lượng mỡ máu có đang ở mức cho phép hay không. Tương tự như 2 loại xét nghiệm trên, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu bệnh nhân cũng cần phải nhịn ăn trước từ 8 - 10 tiếng;
-
Các xét nghiệm khác: xét nghiệm vi chất, xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận, xét nghiệm acid uric,...
2. Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không?
Trước khi xét nghiệm máu bạn vẫn có thể uống nước lọc như bình thường, tuy nhiên cần phải tránh một số loại nước uống như sữa, đồ chứa caffein (cà phê, trà, nước tăng lực, nước ngọt có gas), nước ngọt, bia rượu, đồ uống chứa cồn.
Bên cạnh những loại đồ uống kể trên, bạn cũng cần kiêng không hút thuốc lá, hoặc sử dụng các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn) vì những chất này sẽ được chuyển hóa vào máu và gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị thì trước ngày xét nghiệm hãy thông báo cho bác sĩ. Bởi vì có những loại thuốc có thể làm tăng hàm lượng amylase trong máu, ví dụ như aspirin, corticosteroids, các thuốc lợi tiểu, thuốc cholinergic, nhóm thuốc gây nghiện (morphin, codein), corticosteroids, asparaginase, indomethacin, thuốc tránh thai đường uống,...
Trước khi xét nghiệm máu bệnh nhân nên kiêng đồ ngọt
3. Những lưu ý khác trước khi làm xét nghiệm máu
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được trả ra với độ chính xác cao, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
-
Tránh vận động thể lực ngay trước thời điểm lấy mẫu xét nghiệm: cảm xúc, thể trạng, tâm lý của bạn cũng có thể tác động đến kết quả xét nghiệm. Nếu bạn vận động mạnh, cảm xúc bộc phát, đang bị nhiễm trùng, sốc hoặc bị bỏng có thể sẽ làm gia tăng hàm lượng glucose trong máu do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao của cơ thể trong thời điểm đó kích thích giải phóng nhiều glucose vào máu hơn. Do đó trước khi xét nghiệm máu bạn hãy nghỉ ngơi thật thoải mái và tránh vận động nặng;
-
Thời điểm thích hợp nhất để lấy máu: bạn nên đăng ký lấy máu vào buổi sáng. Nếu bạn không biết loại xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn loại nào không thì tốt nhất vẫn cứ nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm khoảng 8 tiếng. Tránh dùng các loại nước uống như rượu, chè, cà phê, bia, nước ngọt, sữa, nước hoa quả,...
Trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: trước khi xét nghiệm máu có được uống nước không thì câu trả lời là có đối với nước lọc. Ngoài nước lọc tinh khiết bạn không nên uống bất cứ loại nước nào nêu trên.
Trong trường hợp bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám, thực hiện xét nghiệm máu cũng như các loại xét nghiệm chẩn đoán khác thì có thể tham khảo và đăng ký khám tại chi nhánh bệnh viện, phòng khám trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn sức khỏe, MEDLATEC tự hào là đơn vị được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, tất cả là nhờ vào việc sở hữu các thế mạnh như sau:
-
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành, giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và tận tâm với nghề;
-
Nhân viên y tế nhiệt tình được đào tạo bài bản;
-
Trung tâm Xét nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ trao chứng chỉ 15189:2012 và CAP từ Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ;
-
Chi phí dịch vụ hợp lý;
-
Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Không chỉ có vậy, MEDLATEC còn có kinh nghiệm là đơn vị y tế đi đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Nếu bạn chưa thể sắp xếp được lịch trình để đi khám thì có thể đăng ký sử dụng dịch vụ này của MEDLATEC. Lấy máu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng tiết kiệm được đáng kể thời gian và công sức đi lại, thăm khám, chờ đợi kết quả, trong khi chi phí xét nghiệm cũng bằng với giá xét nghiệm tại viện, khách hàng chỉ phải chi trả thêm 10.000 đồng phí đi lại và trả kết quả tận nơi.
Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với tổng đài của MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.