Tiêm phòng vắc xin là phương pháp bảo vệ sức khỏe chủ động tốt nhất với các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh do virus SARS - CoV-2 đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch có thể nhận biết virus và có sẵn kháng thể tiêu diệt virus nhanh chóng hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa ảnh hưởng do virus. Vậy trước khi tiêm vaccine cần làm gì, kiêng gì để đạt hiệu quả tạo miễn dịch tốt nhất?
03/04/2022 | Hỏi đáp: Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid là gì? 15/03/2022 | Có nên mua gói vắc xin cho trẻ em không và nên mua ở đâu? 12/03/2022 | Tầm quan trọng của tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi
1. Tìm hiểu về các loại vắc xin phòng Covid-19
Trước khi tiêm chủng, để tránh lo lắng cũng như có sự chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt nhất, bạn nên tìm hiểu về các loại vắc xin. Hiện nay tại Việt Nam đang cấp phép sử dụng 8 loại vắc xin do các công ty Dược phẩm khác nhau trên toàn thế giới, song đều đã được chứng nhận an toàn và đạt hiệu quả miễn dịch tốt.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Vắc xin Covid-19 sẽ ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh bằng cách giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus. Với quy trình thử nghiệm lâm sàng gắt gao, phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt, vắc xin được sử dụng đểu đạt tính an toàn cao.
Một số loại vắc xin phòng Covid-19 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam gồm:
-
Vắc xin AstraZeneca.
-
Vắc xin Moderna.
-
Vắc xin pfizer.
-
Vắc xin Sputnik.
-
Vero Cell.
Việc phân bổ và tiêm phòng vắc xin sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và điều kiện vắc xin tại cơ sở y tế, thông tin tiêm chủng sẽ được lưu lại để phục vụ cho kiểm tra dịch tễ cũng như các lần tiêm tiếp theo.
Cần ăn no trước khi tiêm vắc xin để tránh phản ứng sốc
2. Trước khi tiêm vaccine cần làm gì, ăn gì?
Không có loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ virus Corona xâm nhập vào hệ hô hấp, tuy nhiên thực phẩm phù hợp sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Khi sức đề kháng tốt, cơ thể cũng tạo kháng thể tốt hơn khi tiêm phòng vắc xin, giúp giảm tác dụng phụ và tăng miễn dịch chống Covid-19.
Dưới đây là những loại thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung vào thực đơn trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19:
2.1. Rau có lá màu xanh đậm
Các loại rau này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cũng có tác dụng kháng viêm tốt, tốt cho hoạt động của hệ miễn dịch. Trước khi tiêm phòng, nên bổ sung thêm nhiều các loại rau lá xanh đậm như: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót, rau bina, rau muống,...
2.2. Hành, tỏi
Hành và tỏi là hai gia vị quen thuộc trong nhà bếp của chúng ta, trong chúng chứa nhiều hoạt chất tự nhiên tốt, có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khi đó, cơ thể tạo kháng thể nhanh chóng sau tiêm vắc xin, giảm phản ứng phụ. Ngoài ra, lợi khuẩn probiotic có trong hành cũng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nên ăn hành, tỏi để bổ sung kháng sinh tự nhiên tốt cho tiêu hóa và miễn dịch
2.3. Canh hầm hoặc súp
Hoạt động của hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể, bao gồm cả hoạt động của hệ miễn dịch. Như vậy, muốn hệ miễn dịch hoạt động tốt, vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả tạo kháng thể tốt nhất thì bạn cần nuôi dưỡng một đường ruột khỏe mạnh.
Các loại canh hầm, súp từ các loại rau củ quả giàu chất xơ cùng với các gia vị, dược liệu tự nhiên là loại thức ăn đặc biệt tốt cho đường ruột. Hãy bổ sung nhiều hơn các món canh hầm và súp trước cũng như sau khi tiêm vắc xin.
2.4. Nghệ
Trong nghệ chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: curcuminoid, protein, các chất vi cơ và hợp chất vi lượng, tinh dầu nghệ,... Tác dụng của các chất này là có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.
2.5. Việt quất
Việt quất là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa cùng các loại Vitamin như: Vitamin C, E, K, B2, B6,... có tác dụng tăng cường nồng độ serotonin, thúc đẩy nhiều quá trình sinh học của cơ thể.
Ngoài những thực phẩm trên, các chuyên gia khuyên những người chuẩn bị tiêm vắc xin nên uống nhiều nước, nhất là 4 thời điểm trong ngày bao gồm: buổi sáng sau khi thức dậy, thời điểm giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều và giữa buổi chiều – tối.
Nên uống nhiều nước trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Để hạn chế tác dụng phụ, nên ăn no, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi tiêm vắc xin, không nên thức quá khuya hoặc làm việc mệt nhọc. Nên chủ động sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi phù hợp.
3. Lưu ý khác trước khi tiêm chủng Covid-19
Ngoài chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần, để quá trình tiêm chủng và cập nhật thông tin nhanh chóng, cần lưu ý chuẩn bị một số điều sau:
3.1. Giấy tờ cá nhân
Giấy tờ cá nhân nên chuẩn bị khi đi tiêm chủng gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vắc xin, đơn thuốc,...
3.2. Chuẩn bị dụng cụ bảo vệ
Khi đi tiêm chủng, cần lưu ý đeo khẩu trang, vệ sinh sát khuẩn tay thường xuyên, tuân thủ thông điệp 5K để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
3.3. Tải ứng dụng PC-Covid-19 trên điện thoại để khai báo thông tin nhanh chóng
Cần thông tin cho cán bộ y tế nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc tiêm chủng hoặc có tiền sử dị ứng thuốc, phản vệ sau tiêm vắc xin. Các đối tượng đặc biệt sẽ có thể phải dời lịch tiêm chủng như: phụ nữ mang thai dưới 13 tuần, người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính nghiêm trọng,...
Người mắc bệnh mạn tính nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiêm vắc xin Covid -19 không
Việc chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận trước khi tiêm chủng không những giúp bạn có tình trạng sức khỏe tốt nhất sau tiêm mà còn đạt được miễn dịch cao nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc nắm được trước khi tiêm vaccine cần làm gì. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.