Sốt là hiện tượng chúng ta thường xuyên gặp, đặc biệt trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt bởi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Nếu như trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần không khỏi thì cha mẹ không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể của trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Trong những tình huống như vậy, chúng ta nên xử trí ra sao?
16/05/2020 | Trẻ sốt về đêm - Nỗi lo của rất nhiều mẹ bỉm sữa 27/04/2020 | Sốt virus và những kiến thức y khoa cần biết
1. Hiện tượng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần có nghiêm trọng không?
Thông thường, trẻ chỉ sốt trong một vài ngày rồi khỏi, cơ thể khỏe mạnh trở lại và sau một thời gian tình trạng này mới xuất hiện. Đó là biểu hiện bình thường của bé nên cha mẹ chỉ cần chăm sóc con cẩn thận trong thời gian bị ốm.
Tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, nếu như trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần thì chúng ta không nên chủ quan. Rất nhiều em bé tái sốt liên tục, sốt nhiều đợt trong một thời gian ngắn, khoảng cách giữa mỗi lần sốt tối thiểu là bảy ngày. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.
Tình trạng này diễn ra như muốn thông báo cho bạn biết sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa con đi khám để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhất.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị tái sốt liên tục
Chắc hẳn các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sức khỏe của con trẻ, vì thế họ muốn tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị tái sốt liên tục. Có thể bé nhà bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh không nhiễm trùng.
2.1. Bệnh nhiễm trùng
Bệnh nhiễm trùng hình thành là do sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn làm hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch không đủ sức chống lại.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công.
Trong đó, rất nhiều trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần là do mắc bệnh lao phổi. Bên cạnh dấu hiệu trên, khi mắc bệnh các em bé thường xuyên bị ho khan và tình trạng này cũng diễn ra liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các bé. Trong thời gian mắc bệnh, nếu cha mẹ thấy con bị sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi và uể oải thì hãy đưa bé đi khám ngay.
Thông thường, đối tượng rất dễ nhiễm bệnh đó là các em bé trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi. Càng để lâu, bệnh càng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn vì thế chúng ta không nên chủ quan.
Khi mắc bệnh thương hàn, các em bé cũng bị tái sốt liên tục trong một thời gian ngắn, tuy nhiên bé không sốt quá cao. Một số triệu chứng kèm theo của bệnh đó là: trẻ hay bị nôn, chướng bụng và một số bé còn bị tiêu chảy. Cha mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện của con và cho bé đi khám sớm.
Bệnh này có tốc độ lây lan khá nhanh, các em bé có thể bị nhiễm bệnh nếu như ăn, uống thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn. Vì thế, chúng ta cần cho bé ăn đồ ăn sạch sẽ, ăn chín uống sôi để tránh bị bệnh.
Một số bệnh nhiễm trùng bé có thể gặp phải đó là: viêm màng não, bệnh sốt rét hoặc bệnh do ký sinh trùng gây ra,…
2.2. Bệnh không nhiễm trùng
Nếu tình trạng sốt của bé kéo dài, bạn nên đưa con đi khám.
Hiện tượng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần không chỉ xuất hiện khi cơ thể bé bị các loại vi rút, vi khuẩn tấn công mà còn xảy ra khi trẻ mắc bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý huyết học khác.
Những bệnh khiến trẻ em bị sốt liên tục ví dụ như: viêm khớp cấp tính, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,… Như vậy, trẻ bị tái sốt liên tục không phải là hiện tượng bình thường, cha mẹ phải hết sức lưu ý, theo dõi tình trạng của con thật cẩn thận.
3. Cách xử trí khi bé bị sốt liên tục
Chắc hẳn, khi thấy con trẻ liên tục bị sốt trong một thời gian dài, cha mẹ nào cũng sốt ruột, lo cho con. Trong trường hợp này, chúng ta nên giữ bình tĩnh để xử lý tình trạng của bé thật tốt. Đầu tiên, cha mẹ nên theo dõi con tại nhà và thực hiện một số cách để hạ sốt nhanh chóng cho bé.
3.1. Lau người bằng nước ấm
Một trong những cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả, được nhiều người áp dụng đó là lau mát người cho trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm và sạch, thấm nước ấm và lau lên các bộ phận trên cơ thể của em bé.
Bạn nên sử dụng nước ấm để lau người cho trẻ.
Trong đó, chúng ta nên tập trung lau ở các vị trí nách, háng, cổ và thực hiện cách 2 - 3 tiếng/ lần. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng sốt của trẻ sẽ được cải thiện phần nào, trẻ sẽ bớt cảm giác mỏi mệt trong người.
Có một lưu ý cho các bậc phụ huynh thực hiện cách lau mát cơ thể đó là bạn hãy dùng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh. Bởi vì lau mát bằng nước lạnh có thể khiến trẻ nhỏ bị cảm lạnh, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
3.2. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Khi trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, tốt nhất cha mẹ không nên để bé mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo quá dày. Lý do đó là khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng lên cao hơn so với bình thường. Nếu như mặc quần áo quá dày thì trẻ bị nóng, mồ hôi không thoát ra được mà khiến em bé lại bị cảm lạnh thêm.
Tốt nhất, chúng ta nên cho con mặc trang phục thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt hơn để nhanh chóng hạ sốt cho con nhé.
3.3. Uống thật nhiều nước
Trẻ em sốt cao thì cơ thể bị mất rất nhiều nước, trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Để em bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, các bậc phụ huynh nên cho con uống thật nhiều nước. Đặc biệt, các loại nước ép trái cây như: nước cam cực kỳ phù hợp cho con trẻ, có tác dụng bù nước cho cơ thể. Với trẻ sơ sinh thì cho bé bú sữa nhiều.
Đồng thời cha mẹ cũng cần tập trung theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể của con, để có các biện pháp xử lý kịp thời và phòng tránh nguy cơ bé bị co giật.
Trẻ bị sốt cần được bổ sung nước thường xuyên.
3.4. Đi khám bác sĩ
Đối với tình trạng trẻ bị tái sốt liên tục, đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng đã nêu ở trên. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu.
Dựa vào các hiện tượng bạn theo dõi được, hãy cung cấp triệu chứng của bé cho bác sĩ để họ chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng nhất.
Như vậy, nếu trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, các bậc phụ huynh không được chủ quan mà theo dõi thật kỹ các triệu chứng đi kèm của bé. Đây là tín hiệu thông báo con trẻ đang mắc bệnh lý tương đối nghiêm trọng. Để tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn, bạn cần đưa con đi khám sớm.