Trẻ bị són phân kéo dài nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn cách xử lý | Medlatec

Trẻ bị són phân kéo dài nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn cách xử lý

Tình trạng trẻ bị són phân kéo dài sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy, nguyên nhân trẻ bị són phân là do đâu? Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này ở trẻ? Cùng tìm hiểu về vấn đề này cũng như cách điều trị tốt nhất dành cho bé trong bài viết sau.


31/03/2022 | Cách khắc phục són phân do táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả
22/12/2021 | Đi ngoài phân đen bất thường: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bạn nên biết!
05/11/2021 | Trẻ đi ngoài phân có máu - Có nguy hiểm không?
15/10/2021 | Trẻ 2 tuổi đi phân hơi mỡ có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về vấn đề trẻ bị són phân kéo dài

Tình trạng trẻ bị són phân kéo dài xuất hiện do khối lượng phân bị ứ đọng lại quá lớn và bị kẹt lại ở ruột thấp. Những cục phân mềm hơn và lỏng hơn thì có thể rỉ ra được từ hậu môn và có thể gây bẩn quần của bé. Hầu hết các trường hợp này đều diễn ra một cách không tự chủ, có nghĩa là bé không cố ý để làm bẩn quần. Nếu trường hợp bé bị són phân nhiều lần trong một ngày thì bố mẹ cần phải tìm cách để điều trị cho bé, tránh để kéo dài. 

Những nguyên nhân khiến trẻ bị són phân kéo dài

Những nguyên nhân khiến trẻ bị són phân kéo dài

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị són phân có thể kể đến như:

  • Bé chưa thể tự đi vệ sinh khi có dấu hiệu.

  • Một số bé bị mắc phải chứng sợ nhà vệ sinh.

  • Bé gặp phải hội chứng ruột kích thích.

  • Một số hiếm trường hợp bé bị són có thể là do dị tật bẩm sinh.

2. Những phương pháp điều trị són phân kéo dài ở trẻ

Nếu bố mẹ thấy trẻ sơ sinh ị són nhiều lần trong ngày thì cần phải tìm phương pháp điều trị ngay cho con. Nếu bé không đi nặng được trong 3 - 4 ngày liên tiếp thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến gặp các bác sĩ để được loại bỏ phần phân bị tích tụ ở ruột dưới. Phương pháp chính được áp dụng là thụt tháo hoặc sử dụng thuốc đút ở hậu môn. Một số trường hợp cũng được các bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc nhuận tràng liều mạnh để phân có thể tự đi ra ngoài. 

Bên cạnh đó, một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng để điều trị cho trẻ bị són phân kéo dài như sau:

2.1. Làm rỗng phân ở trong đại tràng

Những phương pháp được áp dụng trong cách điều trị làm rỗng phân trong đại tràng được áp dụng phổ biến như:

Phương pháp làm đại tràng không còn phân

Phương pháp làm đại tràng không còn phân

  • Thụt tháo phần hậu môn: Các bác sĩ sẽ bơm nước vào bên trong của trực tràng nhằm mục đích tạo nên những cơn mót đi ngoài. 

  • Sử dụng thuốc nhét hậu môn: Nhằm kích thích phần ruột để có thể đẩy phân ra bên ngoài. 

  • Cho uống thuốc nhuận tràng: Giúp phần ruột già và khu vực trực tràng được làm sạch tốt hơn. 

  • Dùng tay để tháo phân: Có một số trường hợp các bác sĩ phải sử dụng tay để có thể giúp bé loại bỏ được các cục phân lớn, cứng không thể thoát ra được bên ngoài. 

2.2. Sử dụng thuốc chống táo bón

Sau khi thăm khám tình trạng trẻ bị són phân kéo dài, các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bé uống thuốc chống táo bón. Loại thuốc này sẽ giúp phân trở nên mềm hơn và dễ tiêu hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho các bé như:

  • Nhóm thuốc bổ sung thêm các chất xơ và tạo khối phân: Có khả năng tăng hút nước từ phần ruột, giúp phân trở nên mềm hơn, tạo nên nhu động ruột bình thường để đẩy phân ra ngoài. 

  • Thuốc làm mềm phân: Đưa nước thấm vào bên trong khối phân để phân mềm hơn. Từ đó, bé có thể dễ dàng đưa phân ra bên ngoài mà không cần phải rặn. 

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Giúp khu vực thành ruột giảm việc hấp thụ nước và tăng được lượng nước ở trong lòng ruột. Phân nhờ vậy sẽ trở nên mềm hơn và dễ tống ra bên ngoài hơn. 

Sử dụng các loại thuốc chữa trị chứng táo bón

Sử dụng các loại thuốc chữa trị chứng táo bón

Những loại thuốc này sẽ được chỉ định theo quá trình thăm khác của bác sĩ nhằm tránh tình trạng tắc phân. Sau khi sử dụng các loại thuốc này, ruột của bé sẽ nhanh chóng phục hồi lại khả năng co thắt. Nhờ vậy, đường ruột của bé cũng có thể tống phân ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn. 

2.3. Sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích 

Một số trường hợp bé bị táo bón nặng hơn thì những loại thuốc kể trên có thể sẽ không có tác dụng. Lúc này, bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc kích thích nhuận tràng để điều trị tình trạng trẻ bị són phân kéo dài. Nhóm thuốc này sẽ giúp tăng mức độ co thắt ở đại tràng đồng thời đẩy phân đi về phía của trực tràng. 

Tuy nhiên, các loại thuốc trong nhóm này có thể gây nên một số tác dụng phụ cho bé ví dụ như: bị co thắt vùng cơ bụng, bị tiêu chảy, hiện tượng buồn nôn hay chướng bụng. Vì vậy, trong quá trình cho bé sử dụng thuốc, các bố mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy tắc và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. 

3. Các phòng ngừa tình trạng són phân ở trẻ

Nếu bé bị táo bón hoặc bị són phân kéo dài thì các bố mẹ có thể cải thiện vấn đề này bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen hàng ngày. Cụ thể như sau:

Làm thế nào để cải thiện tình trạng són phân ở trẻ?

Làm thế nào để cải thiện tình trạng són phân ở trẻ?

3.1. Một thực đơn giàu chất xơ

Để hạn chế được tình trạng táo bón và gây nên hiện tượng són phân ở trẻ, bố mẹ nên bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày của bé. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên hạn chế các loại đồ ăn được làm từ sữa và cà rốt nấu chín. Trong một bữa ăn, mẹ cũng không nên ép bé ăn quá no. Thay vào đó, bố mẹ hãy để cho bé tự mình quyết định những loại thực phẩm mà mình sẽ ăn. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm cho bé các dưỡng chất như kẽm, vitamin B1 - B6 - C, Crom,... để bé cải thiện được vị giác và ăn ngon hơn. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của con cũng được cải thiện tốt hơn. 

3.2. Tập cho bé thói quen sử dụng bồn cầu

Bố mẹ cần tập cho bé thói quen ngồi trên bồn cầu cho đến khi đi đại tiện được. Hoặc tối thiểu cho bé ngồi 10 phút/lần đến khi bé cho ra được một bãi lớn. Nếu không tập cho bé thói quen này thì khi sử dụng thuốc cũng sẽ không mang lại được hiệu quả như mong đợi. 

Bé hoàn toàn có thể cảm nhận được trực tràng của mình đang đầy phân và cần phải đi ngoài. Thế nhưng, nếu tình trạng tắc phân diễn ra trong thời gian dài thì bé có thể sẽ mất đi cảm giác này. Để có thể phục hồi thì bé cần từ 2 đến 4 tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần phải tập cho mình một thói quen ngồi bồn cầu ngay cả khi không bị mót đi ngoài. Thời điểm tốt nhất mà các mẹ có thể tập cho bé đi vệ sinh là sau bữa ăn từ 20 đến 30 phút. 

3.3. Hướng dẫn bé cách đi nặng

Đối với các bé nhỏ tuổi, một trong những phương pháp hạn chế tình trạng trẻ bị són phân kéo dài thì bố mẹ cần phải thật kiên nhẫn với con. Bố mẹ cần cho con hiểu rằng, phân sẽ không thể tự động chui ra ngoài mà cần bé dùng sức rặn khi đi tiêu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải chỉ cho bé cách ngồi bồn cầu đúng để giãn nở hậu môn khi đi nặng. 

Bố mẹ nên tập cho bé cách đi nặng chính xác

Bố mẹ nên tập cho bé cách đi nặng chính xác

Ví dụ, bé cần ngồi gập người về phía trước, ngực phải chạm đùi và người hơi ngả về phía trước. Tư thế này sẽ giúp bé thoải mái hơn và phân trong trực tràng cũng dễ dàng bị đẩy xuống dưới hơn. Nếu chiều dài chân của bé chưa thể chạm đến sàn thì bố mẹ nên kê thêm một chiếc ghế nhỏ. Nhờ vậy, bé sẽ có được một chỗ dựa và chỗ ngồi khi đi nặng được thoải mái nhất, dễ chịu nhất. 

Tóm lại, với tình trạng trẻ bị són phân kéo dài bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Một số trường hợp bé có thể bị đau khi cố gắng đi ngoài, tái tắc phân hoặc bé không chịu đi tiêu,... sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lúc này, các bác sĩ Nhi khoa sẽ giúp bé giải quyết vấn đề này bằng những phương pháp tốt nhất và nhanh chóng nhất. 

Bố mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám với dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần lý giải về tình trạng trẻ bị són phân kéo dài thì có thể liên hệ trực tiếp đến số tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. Hy vọng, những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cập nhật ở trên sẽ giúp các bố mẹ chăm sóc sức khỏe của con được tốt nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp