Trẻ bị đau chân ban đêm do đâu, bố mẹ cần làm gì? | Medlatec

Trẻ bị đau chân ban đêm do đâu bố mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau chân ban đêm có thể là dấu hiệu của chứng đau xương tăng trưởng. Tuy nhiên, không loại trừ những nguyên nhân khác. Do đó, bố mẹ cần lưu ý biểu hiện của trẻ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục đúng cách.


12/06/2021 | Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng để tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
14/04/2021 | Vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh và cách cải thiện hiệu quả
26/05/2020 | IGF-1 - Một trong những hormon tăng trưởng của cơ thể

1. Khi nào thì trẻ bị đau chân ban đêm là đau tăng trưởng?

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ban ngày chạy nhảy nhiều thì đêm sẽ trằn trọc khó ngủ và kêu đau chân. Đây là biểu hiện rất bình thường. Nhưng nếu tình trạng đau chân kéo dài ngày và thuộc các dấu hiệu sau đây thì là “đau tăng trưởng”:

Lưu ý những dấu hiệu kèm theo đau chân

Các bố mẹ lưu ý thời điểm mà con có biểu hiện đau chân ban đêm sẽ là dấu hiệu về bệnh đau chân do tăng trưởng. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao. Trẻ sẽ có biểu hiện đau chân về đêm, nhất là phần bắp chân. Nếu như khi trẻ có biểu hiện bị đau mà không có dấu hiệu về chấn thương cả bên trong lẫn bên ngoài thì có thể đây chính là dấu hiệu đau chân do phát triển.

Trẻ bị đau chân ban đêm có thể là do đau xương tăng trưởng

Trẻ bị đau chân ban đêm có thể là do đau xương tăng trưởng

Thời điểm trẻ bị đau chân

Trẻ bị đau chân ban đêm do tăng trưởng vào thời điểm cao điểm của tăng trưởng chiều cao. Thời điểm xuất hiện thường là:

  • Giai đoạn 3 - 6 tuổi: Đây là giai đoạn phổ biến nhất trẻ có dấu hiệu đau chân do tăng trưởng chiều cao mạnh.

  • Giai đoạn trẻ từ 8 - 12 tuổi: nếu giai đoạn trên không có dấu hiệu thì đến giai đoạn này trẻ sẽ có dấu hiệu đau chân về đêm. Dấu hiệu đau sẽ hết sau một thời gian ngắn. Đến khoảng 9 tuổi thì dấu hiệu đau sẽ tự khắc khỏi. 

Vị trí đau chân

Khi trẻ bị đau chân ban đêm do đau tăng trưởng thì bố mẹ có thể nhận biết thêm bằng cách xem vị trí đau của con. Vị trí đau thường gặp nhất trong trường hợp này là mặt trước của bắp đùi, phía sau đầu gối và cả phần bắp chân của trẻ. Đau nhiều về đêm. Trẻ cảm giác đau, nhức và khó chịu. Theo thống kê, có đến khoảng 40% trẻ trong độ tuổi này bị đau tăng trưởng. Cho nên nếu như có thể xác định rõ vấn đề của con là do đau tăng trưởng thì bố mẹ không nên quá lo lắng. 

Trẻ bị đau chân ban đêm do đau xương tăng trưởng thì không có gì đáng ngại

Trẻ bị đau chân ban đêm do đau xương tăng trưởng thì không có gì đáng ngại

2. Đau tăng trưởng có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển chiều cao?

Nhiều bố mẹ thường lo lắng thái quá khi con có dấu hiệu đau mà không xác định được nguyên nhân. Do vậy, nên tìm hiểu kỹ về đâu tăng trưởng là gì và ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe của trẻ là như thế nào?

Nguyên nhân của đau tăng trưởng

Như đã nói ở trên, đau tăng trưởng xuất hiện ở giai đoạn phát triển chiều cao cao điểm của trẻ. Nguyên nhân chính được giải thích là do trẻ đang phát triển chiều cao, xương phát triển theo chiều dài khiến các cơ cũng phải có sự thay đổi theo sự phát triển đó của xương. Ở giai đoạn cao điểm, phần xương và cơ đôi khi có sự phát triển kéo theo không đồng đều khiến cơ bị kéo giãn, gây cảm giác đau nhức. 

Đau tăng trưởng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ?

Khi trẻ bị đau chân ban đêm do đau tăng trưởng, cảm giác đau này thường xuất hiện về đêm (có thể đau cả ban ngày nhưng trẻ không để ý nên không biết). Vị trí đau là ở phần cơ, không phải trong xương. Cảm giác đau chỉ kéo dài vài phút, không kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Đau tăng trưởng cũng không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Đây là dấu hiệu bình thường cho đấy trẻ đang tăng trưởng rõ rệt.

Đau tăng trưởng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?

Về bản chất, đau tăng trưởng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên trong giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ. Do vậy, biểu hiện này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của trẻ.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau kèm theo những dấu hiệu bất thường như: đau nặng, khó vận động, chuột rút, sốt cao,... thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Đây là những dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng có thể gây nguy hiểm ở trẻ. Trẻ cần được thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể. 

Đau xương tăng trưởng là dấu hiệu bình thường

Đau xương tăng trưởng là dấu hiệu bình thường

3. Cách giúp bé giảm bớt cơn đau chân về đêm

Khi trẻ bị đau chân ban đêm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ. Nhất là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do vậy, bố mẹ nên biết cách cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng:

Giảm bớt các hoạt động mạnh ban ngày

Khi trẻ có dấu hiệu đau tăng trưởng, bố mẹ nên khuyên con nên giảm bớt các hoạt động vận động mạnh ban ngày. Có thể dừng các hoạt động chạy nhảy, đá bóng để chân không bị căng cơ về đêm. Vận động chạy nhảy nhiều có thể khiến trẻ mỏi chân và đau nhiều hơn khi về đêm. 

Giúp con thư giãn khi đau

Nếu về đêm trẻ bị đau chân không ngủ được hoặc trằn trọc khó ngủ, bố mẹ có thể ở bên con, xoa nắn nhẹ nhàng để con quên đi cảm giác đau. Hoặc kể chuyện, nói chuyện với con hoặc cùng con chơi trò gì đó về trí tuệ giúp con giảm bớt sự chú ý về cơn đau. Nhẹ nhàng vỗ về con để con cảm giác an tâm và phân tán tâm lý, giúp bớt cảm giác đau chân để dễ ngủ hơn. 

Cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao

Cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Trong giai đoạn trẻ bị đau chân ban đêm do tăng trưởng, bố mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho con. Tránh tự ý bổ sung canxi khi không được sự chỉ định của bác sĩ. Cũng nên tránh dùng thuốc giảm đau vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Giai đoạn này, bé cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, đường, vitamin, nhất là vitamin D và canxi tự nhiên từ thực phẩm. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin C như các loại rau xanh, hoa quả có múi để bổ sung chất bôi trơn xương khớp. Bổ sung thêm sữa và các hoạt hạt, củ quả để trẻ đủ chất dinh dưỡng. 

Trẻ bị đau chân ban đêm do tăng trưởng là dấu hiệu sinh lý bình thường trong quá trình phát triển và tăng trưởng chiều cao. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên lưu ý về dinh dưỡng cho con và các hoạt động thể lực để trẻ phát triển tối ưu nhất. Với những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn dinh dưỡng, không nên bỏ lỡ giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp