Tổng quan về bệnh lý viêm phế quản ở trẻ | Medlatec

Tổng quan về bệnh lý viêm phế quản ở trẻ

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là thời điểm giao mùa là những yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phổi tấn công trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa số phụ huynh lại dễ nhầm lẫn viêm phế quản ở trẻ với bệnh lý nhẹ như ho, viêm họng. Trong khi bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.


11/08/2020 | Viêm phế quản ở trẻ nhỏ - những điều cha mẹ nên lưu ý cho con
11/08/2020 | Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
06/08/2020 | Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em

1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm thoáng qua của khí quản và phế quản. Khi trẻ bị cảm cúm, sức để khám giảm, đó là cơ hội cho các vi khuẩn, virus tấn công các bé dẫn đến đường hô hấp bị viêm, sưng tấy và có nhiều dịch nhầy trong cổ họng, cản trở hô hấp.

Viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ

Trẻ có thể có nguy cơ mắc viêm phế quản nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Trẻ thường hay ho khan hoặc ho có đờm, các cơn ho kéo dài.

  • Trẻ thường hay có triệu chứng khò khè.

  • Chảy nước mũi, thường là trước khi xuất hiện các cơn ho.

  • Ngực tắc nghẽn hoặc đau, biếng ăn.

  • Tổng thể cơ thể khó chịu hoặc cảm thấy không khỏe.

  • Thở gấp và thở ngắn hơn bình thường

  • Sốt cao kèm theo triệu chứng thở khò khè.

  • Dịch mũi có màu xanh.

  • Đau lưng và đau cơ.

  • Đau họng.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng ho hay sốt thông thường vì vậy những bậc phụ huynh thường hay chủ quan. Khi bệnh trở nặng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi,... thậm chí tử vong. Nếu cơn ho của trẻ kéo dài đến tuần thứ 2 hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, bạn nên mang trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ

Hệ miễn dịch kém và chưa ổn định ở trẻ là một trong số nguyên nhân gây nên viêm phế quản ở trẻ. Khi đó virus mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công các bé, gây nhiễm trùng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác tác động như:

  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.

  • Không gian sống ẩm mốc, chật hẹp.

  • Tiếp xúc nhiều khói thuốc lá từ người lớn.

  • Thành viên trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn.

  • Dị ứng với lông động vật, phấn hoa.

Trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc từ người lớn dễ bị viêm phế quản

Trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc từ người lớn dễ bị viêm phế quản

4. Làm thế nào để chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ?

Bệnh có thể được chẩn đoán dựa vào tiền sử khám bệnh và biểu hiện lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể cần các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm phổi hoặc hen suyễn. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • X-quang ngực: Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan.

  • Đo oxy xung trong máu: Máy đo oxy là một thiết bị nhỏ để đo lượng oxy trong máu. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một cảm biến nhỏ vào ngón tay hoặc ngón chân của bé. Khi thiết bị được bật, có thể nhìn thấy ánh sáng đỏ nhỏ trong cảm biến.

  • Lấy mẫu đờm và nước mũi: Những xét nghiệm này có thể tìm thấy mầm bệnh gây nhiễm trùng.

5. Điều trị bệnh như thế nào

Tùy vào nguyên nhân và mức độ mắc bệnh của trẻ mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Chủ yếu, lúc này khí quản của trẻ cần được nới rộng hay thông tắc đờm trong cổ họng.

Trong hầu hết các trường hợp, không nên sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm phế quản. Đó là bởi vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do virus. Ngay cả những đứa trẻ bị ho lâu hơn 8 đến 10 ngày thường không cần dùng kháng sinh.

Mục tiêu của điều trị là giúp giảm bớt các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng Acetaminophen hoặc ibuprofen cho bé khi bị sốt và đau nhẹ.

  • Thuốc ho cho trẻ trên 4 tuổi.

  • Máy làm ẩm phun sương mát trong phòng cho trẻ.

  • Cần cho bé ăn những thực phẩm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa của bé và nên ăn thành các bữa nhỏ.

  • Rửa sạch mũi cho trẻ.

  • Vệ sinh nơi ở của trẻ.

  • Tuyết đội không để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá.

Vệ sinh mũi cho bé

Vệ sinh mũi cho bé

Khi trẻ có biểu hiện thở dốc, khó thở, tím tái, ho dữ dội,… sau cần đến gặp bác sĩ và nhập viện ngay. Ngoài ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh hô hấp thông thường thì nên điều trị dứt điểm tránh để lâu dài dẫn tới các biến chứng không mong muốn sau này.

6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản

Một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất giúp cho quá trình điều trị của trẻ phục hồi tốt, nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết cho trẻ:

  • Thực phẩm dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như: gạo, ngũ cốc, trứng gà, đậu phụ,...

  • Các loại vitamin như vitamin C, E, A có trong trái cây và rau xanh như: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, cà rốt,... tác dụng làm tình trạng viêm ở phế quản, khó thở của trẻ.

  • Uống nhiều nước.

  • Nên ăn nhiều sữa chua, và thực phẩm nhiều vitamin D, canxi, protein là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng.

viêm phế quản ở trẻ

Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh

Ngoài ra, phụ huynh cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm sau:

  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo vì nó là thủ phạm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân.

  • Hạn chế các đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt,... vì ăn nhiều thực phẩm chữa đường tinh làm thừa đường, làm gia tăng hiện tượng khó thở với trẻ bị viêm phế quản.

  • Nói không các đồ thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.

  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm khó long đờm như hoa quả chua, mận, táo, xoài,...

Viêm phế quản ở trẻ có thể dễ dàng chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh sẽ gây cho trẻ nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để chăm sóc cho trẻ tốt nhất mỗi phụ huynh nên trang bị cho bản thân mình những kiến thức về căn bệnh này.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện có chất lượng hàng đầu trong quá trình thăm khám và điều trị. Bề dày 24 năm hoạt động, thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại. Làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết. Bạn có thể yên tâm khi cho bé thăm khám tại bệnh viện bất kỳ thời điểm nào bời các chuyên gia, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hô hấp hàng đầu tại bệnh viện.

Khách hàng có thể đến trực tiếp các hệ thống y tế của MEDLATEC để thăm khám hoặc liên hệ với MEDLATEC trực tiếp qua số hotline 1900 56 56 56 đề được tư vấn và hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp