Bị nổi mề đay trên da khiến bạn ngứa ngáy điên cuồng và vô cùng khó chịu. Để không phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài, thậm chí là trải qua nhiều tháng, người bệnh cần nắm rõ cách phòng và điều trị hiệu quả.
24/12/2020 | Đọc ngay nếu muốn biết “dị ứng nổi mề đay kiêng gì” 09/10/2020 | Tổng hợp những phương pháp điều trị nổi mề đay an toàn, hiệu quả
1. Nổi mề đay là bệnh gì
Mề đay, hay còn gọi là mày đay, là phản ứng của mao mạch khi bị dị ứng, dẫn đến da và niêm mạc bị phù lên, ửng đỏ và gây ngứa ngáy. Hầu hết các trường hợp bị mề đay sẽ thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần, các trường hợp bị từ 6 tuần trở lên được gọi là mề đay mạn tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm, các trường hợp bị mạn tính thường có xu hướng tái phát bệnh.
Triệu chứng chung khi bị mề đay là da bị sưng phù, nổi các ban đỏ, các ban thường có kích thước từ vài milimet đến vài centimet,có thể mọc thành hình bản đồ hay hình vòng cung, gây ngứa dữ dội, các cơn ngứa hầu như diễn ra liên tục, rất ít khi không ngứa. Trường hợp bị nặng khi tổn thương ở các mao mạch sâu hơn có thể gây sưng phù ở môi, mí mắt, bàn tay, bàn chân, thanh quản, cơ quan sinh dục. Nổi mề đay do ma sát kết hợp với việc tắm nước nóng hay hoạt động thể dục khiến cơ thể nóng lên thường có sẩn phù 2 - 3mm, và các ban tròn đỏ lớn.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mày đay là các sẩn phù màu đỏ
Nguyên nhân nổi mề đay
Nguyên nhân gây ra mề đay có cơ chế rất phức tạp, hầu hết là thông qua kháng thể IgE đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất histamine. Histamin là chất kích thích các triệu chứng ở các cơ quan hô hấp và ở dạ dày, nhưng cũng có thể gây phù mao mạch dưới da, tiết dịch kẽ vào tế bào xung quanh và kích thích cảm giác gây ngứa cho thần kinh.
Mề đay thông thường
-
Thuốc: Thuốc là nguyên nhân gây nổi mày đay trong nhiều trường hợp, thường gặp nhất là thuốc chống viêm, vitamin, vắc xin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét,... các thuốc chống dị ứng, kháng histamin cũng có thể gây ra tình trạng này. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay khi dùng thuốc hoặc một thời gian ngắn sau khi dùng, một số trường hợp có thể bị nóng sốt, nổi hạch, đau khớp kèm theo.
-
Thức ăn: Bệnh nhân có thể dị ứng với một số thức ăn thường gặp, hoặc thực phẩm lành tính như trứng, sữa, hải sản, phô mai, đồ hộp, đồ uống có cồn, cà chua, khoai tây,…
-
Nọc độc: Nọc độc, vết cắn từ một số loại côn trùng, sâu bọ như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến,... có thể gây nổi mày đay do da mẫn cảm.
-
Tác nhân đường hô hấp: Hít phải rơm rạ, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc cũng có thể gây dị ứng và gây nổi mày đay.
-
Nhiễm trùng: Virus gây viêm gan siêu vi B, C; vi khuẩn gây viêm ở tai, mũi, họng, răng miệng,… ký sinh trùng đường ruột,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, hoặc gây ra các bệnh có triệu chứng liên quan.
-
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Thành phần hóa học trong một số loại mỹ phẩm, nước hoa, son, phấn, thuốc nhuộm,… có thể gây dị ứng đối với một số người và gây nổi mề đay.
Một số loại thực phẩm hằng ngày cũng có thể là tác nhân gây bệnh nổi mày đay
Mề đay vật lý
Là dạng mề đay xuất hiện do tác động của các yếu tố bên ngoài, thường do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể và chiếm hơn nửa trường hợp bị mề đay. Các nguyên nhân gồm vận động quá sức gây mệt nhọc, do ma sát, do ánh sáng mặt trời, quá lạnh, quá nóng.
Mề đay do các bệnh hệ thống
Mắc các bệnh lupus ban đỏ, viêm mạch, tiểu đường,… cũng khiến bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mày đay.
Mày đay do di truyền
Khá nhiều trường hợp bị mề đay có liên quan đến yếu tố di truyền.
Mày đay tự phát
Chiếm số lượng lớn trường hợp nổi mày đay, còn được gọi là mề đay vô căn vì không thể tìm ra nguyên nhân của loại này.
2. Chẩn đoán và điều trị nổi mày đay
Chẩn đoán bệnh nổi mề đay
Ngoài những triệu chứng mà bệnh biểu hiện, có thể thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có kết quả chính xác hơn.
-
Xét nghiệm sinh thiết da để loại trừ khả năng nổi mày đay do viêm mạch.
-
Xét nghiệm hấp thụ dị nguyên phóng xạ , xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang giúp xác định nguyên nhân gây bệnh khi nghi ngờ nổi mày đay do thuốc, thức ăn, bụi bẩn,…
-
Xét nghiệm máu để tìm các panel dị nguyên gây nổi mày đay.
-
Xét nghiệm các chức năng sinh hóa như: chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu,...
Nổi mày đay gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh và ít khi không xuất hiện
Phương pháp điều trị
-
Trường hợp bị mề đay nhẹ, bệnh sẽ tự hết mà không cần điều trị.
-
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị nổi mề đay:
-
Sử dụng các loại thuốc bôi chứa menthol để làm mát da, giảm ngứa, sử dụng kết hợp các loại kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da.
-
Thuốc tiêm Epinephrine, giúp điều trị mày đay nhanh, và tác dụng hiệu quả hơn đối với mày đay cấp, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và phải lưu ý khi chữa trị cho người già.
-
Các thuốc kháng histamin như Hydroxyzine, Cyproheptadine, Terfenadin,… Tuy nhiên, một số loại kháng sinh có thể gây ngủ, không được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, một số loại kháng sinh không gây ngủ như astemizol. Thuốc kháng cholin được sử dụng khi cơ thể nổi mề đay do tăng thân nhiệt khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
-
Các loại kháng sinh khi không được sử dụng hợp lý, dùng liều quá cao, kết hợp với thuốc không phù hợp,… có thể gây rối loạn nhịp tim và gây ra một số tác dụng không mong muốn.
-
Đối với mề đay mạn tính, cần xác định nguyên nhân gây nổi mày đay và loại trừ yếu tố gây bệnh, kiêng cử các đồ uống có men, cồn, sử dụng thuốc kháng sinh histamin ít nhất trong 3 tháng, sau đó giảm dần rồi mới dừng hẳn.
Mặc các trang phục rộng rãi, mát mẻ có thể giảm ngứa
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp điều trị toàn thân: tắm nước mát, chườm mát, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát; nghỉ ngơi hợp lý để giải tỏa căng thẳng, ăn uống hợp lý để nâng cao thể trạng.
Nổi mề đay không có cách để phòng ngừa, nên đối với bệnh, chúng ta cần nắm rõ triệu chứng để kịp thời thăm khám và điều trị. Hãy gọi đến hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí nếu bạn có những thắc mắc cần được hỗ trợ.