Dị ứng nổi mề đay là một bệnh da liễu rất phổ biến hiện nay. Người gặp phải sẽ xuất hiện những vết sần phù nổi, màu hồng, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên dị ứng là một trong những tác nhân phổ biến nhất. Do đó, việc tìm hiểu vấn đề “ dị ứng nổi mề đay kiêng gì ?” là điều cấp thiết bạn nên làm.
09/10/2020 | Tổng hợp những phương pháp điều trị nổi mề đay an toàn, hiệu quả 05/06/2020 | Nổi mề đay là bệnh gì và có nguy hiểm hay không? 29/05/2020 | Nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả
1. “Gãi điên cuồng” - chỉ những người sống chung với mề đay mới biết
Dị ứng mề đay là cách mà cơ thể chúng ta phản xạ lại các tác động của dị nguyên. Dị nguyên ở đây là các yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể. Các yếu tố thường gặp như: bụi bặm, thức ăn, phấn hoa, lông chó mèo,... Khi tiếp xúc, cơ thể người sẽ bắt đầu xuất hiện những hột, nốt mẩn có màu hồng hoặc đỏ, kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, “càng gãi càng ngứa” là điều mà chúng ta gặp phải, các nốt sần nhỏ dần dần lan ra thành mảng to và rộng hơn.
Tuy đây không phải là căn bệnh có tính chất lây lan, hay đe dọa đến tính mạng. Nhưng những mảng đỏ nổi khắp cơ thể là nguyên nhân làm chúng ta thấy khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, việc các mảng đỏ nổi ở những vị trí dễ thấy như: mặt, cổ, hoặc trước ngực,... cũng làm chúng ta mất tự tin khi ra ngoài, ảnh hưởng đến tâm lý.
Vậy đâu là những điều nên và không nên làm ở người mắc bệnh, tiếp tục theo dõi để biết được dị ứng mề nổi đay kiêng gì các bạn nhé!
Dị ứng mề đay ở lưng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu
2. Dị ứng nổi mề đay kiêng gì - 3 điều không nên làm
Gãi:
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên của cơn mề đay là cảm giác vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này thúc đẩy chúng ta gãi, nhưng một sự thật là càng gãi, mề đay càng nổi lên mà cảm giác ngứa ngáy thì không hề thuyên giảm. Không chỉ vậy, khi gãi vùng da càng dễ bị tổn thương, trầy xước,... Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm,... xâm nhập dễ gây nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới các biến chứng như: nhiễm trùng da, viêm mô tế bào da, nhiễm trùng huyết,...
Do đó, với thắc mắc dị ứng nổi mề đay kiêng gì thì đây chính là câu trả lời cần chú ý đầu tiên. Kiểm soát đôi tay thật tốt là hành động đầu tiên bạn nên làm.
Hạn chế các loại mỹ phẩm:
Trong thành phần của các loại mỹ phẩm thường chứa một số chất có thể gây kích thích dị ứng cho da của bạn, đặc biệt là ở người mắc bệnh. Ở một số người có da nhạy cảm, ngay cả việc dùng son phấn cũng có thể làm bệnh tái phát.
Vì thế, việc hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm trong suốt quá trình mang bệnh là một trong điều bạn nên lưu ý trong tips “dị ứng nổi mề đay kiêng gì?”. Xem xét và hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào. Hoặc tốt hơn, khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay bạn nên ngừng sử dụng ngay tất cả các loại mỹ phẩm.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm là một trong những điều nên ở khi mắc mề đay
Đừng chủ quan với các chất kích thích
Cơ nguyên của các chất này là làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại ở trong cơ thể phát triển. Do đó, ở những người mắc bệnh, nếu càng sử dụng thuốc lá, rượu bia,... thì tình trạng càng khó thuyên giảm.
Vậy các yếu tố ngoài môi trường như gió, nước, ánh sáng mặt trời thì sao? Liệu chúng có được liệt kê vào danh sách “dị ứng nổi mề đay kiêng gì” hay không?
Ông bà ta ngày xưa rất kiêng kỵ những vấn đề này. Không ra gió, không ra ngoài trời nắng, không tắm được xem là những điều cấm kỵ khi bị nổi mề đay. Thực tế, không phải bản thân gió là tác nhân xúc tác bệnh mề đay, vấn đề nằm ở những yếu tố đi kèm như: bụi bặm, lông chó mèo, phấn hoa,... Đối với người mắc bệnh, đặc biệt là người có tiền sử dị ứng với thời tiết nếu vô tình tiếp xúc với các nhân tố này bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên ăn mặc kín đáo, che chắn kỹ lưỡng, khẩu trang, bao tay. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế diện tích tiếp xúc giữa da với môi trường bên ngoài.
Việc tắm rửa không hẳn là điều cấm kỵ trong suốt giai đoạn mang bệnh. Khi tắm sẽ giúp loại bỏ bụi bặm, mồ hôi, các tác nhân gây dị ứng, bệnh tật tồn tại, bám trên da. Đó là nguyên do khi khám bệnh các bác sĩ không hề khuyến cáo bạn hạn chế tắm rửa. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý để không làm bệnh trầm trọng thêm như: không chà xát mạnh, không tắm quá lâu, nước tắm không được quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là cân nhắc việc lựa chọn sữa tắm và dầu gội lành tính,...
3. Nên kiêng ăn gì trong khi bị bệnh mề đay
Bên cạnh theo sát các phác đồ điều trị của bác sĩ, thì việc xây dựng một khẩu phần ăn uống đảm bảo chất lượng, phù hợp với người đang mắc bệnh là điều hết sức quan trọng. Không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng. Do đó, hãy lưu ý những loại thực phẩm có thể và không thể dành cho người mắc bệnh. Vậy những người dị ứng nổi mề đay kiêng ăn gì là tốt?
Kiêng những thực phẩm giàu đạm:
Khi cơ thể bị bệnh, các hệ tiêu hóa cũng như hệ thống chuyển hóa thức ăn dần bị suy yếu, khó có thể tiếp nhận các cách dinh dưỡng một cách dễ dàng. Do đó khi đưa vào cơ thể, bên cạnh việc thức ăn bị tích lũy quá lâu, không được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng các chất này sẽ tự chuyển hóa thành các chất có hại cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu chất đạm như: các loại hải sản ( tôm, cua, cá,...), thịt bò, thịt chó,... Nên hạn chế dùng trong khẩu phần ăn để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cơ thể khỏe mạnh.
Hạn chế đường và muối:
Đường, muối là những chất dễ gây kích ứng thần kinh ngoại biên, làm cơ thể xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, đường cũng có tác dụng làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tiếp tục duy trì ăn thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian điều trị hơn, bệnh khó lành hơn.
Thức ăn ngọt làm suy giảm hệ miễn dịch, khó điều trị mề đay
Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ:
Những loại thực phẩm cay nóng như ớt tiêu hoặc những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ làm thúc đẩy các hoạt đồng bên trong cơ thể. Cơ thể dần nóng lên, gây khó chịu, bứt rứt. Ngoài ra, ăn cay thường xuyên sẽ khiến da bạn dễ bị khô nứt, bong tróc.
4. Đâu là những loại thực phẩm cần thiết bổ sung cho người mắc bệnh
Ngoài những thực phẩm người dị ứng nổi mề đay kiêng, chúng ta cũng cần phải bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Một số thực phẩm cần bổ sung như:
-
Các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C: Đối với người bệnh mề đay nên ăn càng nhiều thực phẩm tươi mát càng tốt. Các loại rau, củ quả, trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.
-
Các thực phẩm chống viêm: Tỏi, hành, nghệ những thực phẩm đứng đầu trong danh sách những chất có khả năng chống viêm cao. Bởi lẻ, bệnh mề đay một phần do sự xâm nhập và bùng phát các vi khuẩn ở bên ngoài và bên trong cơ thể. Các chất kháng viêm từ tỏi, hành, nghệ góp phần đẩy lùi chúng hiệu quả hơn.
Bổ sung đầy đủ vitamin, các chất kháng viêm giúp đẩy lùi mề đay nhanh chóng
-
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa Omega 3 như: dầu đậu nành, đậu hũ, các loại rau có màu xanh đậm,...
-
Bổ sung đầy đủ nước: 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải chất độc dễ dàng hơn, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Hy vọng những thông tin bổ ích trên ít nhiều giúp bạn và người thân có thể biết được người dị ứng nổi mề đay kiêng gì? Nhằm đưa ra những giải pháp phòng tránh và dễ dàng chăm sóc cho nhau.