Thoái hóa khớp là căn bệnh gây ám ảnh đối với những người lớn tuổi. Tỉ lệ người mắc bệnh này không những ngày càng tăng mà còn có xu hướng trẻ hóa. Trong các chứng thoái hóa khớp thì thoái hóa khớp háng được bác sĩ chẩn đoán là có tỉ lệ mắc cao nhất. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích.
04/11/2020 | Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì và phương pháp điều trị như thế nào? 04/11/2020 | Bệnh thoái hóa cột sống và những điều không ai có thể bỏ qua 04/11/2020 | Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
1. Nguyên nhân gây bệnh
Khớp háng nằm ở vị trí giữa xương chậu và xương đùi. Đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ trọng lượng cơ thể nhờ có hệ thống dây chằng chắc khỏe, xương, cơ bắp mạnh mẽ. Thoái hóa khớp háng cũng giống như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối là trạng thái bị viêm, bào mòn vùng xương dưới sụn.
Minh họa trường hợp bị thoái hóa ở khớp háng
Khi nhắc đến thoái hóa khớp háng thì nguyên nhân được hầu hết mọi người nghĩ đến đầu tiên đó là tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, và ngoài tuổi tác còn nhiều tác nhân như:
-
Chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, trượt chân ngã khi leo cầu thang,... nếu chấn thương để lại di chứng thì có thể thoái hoá khớp háng sẽ xảy ra.
-
Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đây là vấn đề mà mọi người luôn chủ quan, không có chế độ ăn khoa học sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương để duy trì và phát triển.
-
Bị biến chứng từ những căn bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh gout,...
-
Do xương đùi hoặc khớp háng bất thường dị dạng ngay từ ban đầu khi mới sinh ra.
-
Người thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
-
Chỏm xương đùi bị hoại tử không được điều trị sớm ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp háng.
-
Người có tiền sử mắc các bệnh xương khớp như trật khớp háng, viêm thấp khớp, viêm cột sống dính khớp,...
-
Làm các công việc như bưng bê, bốc vác các vật nặng sẽ ảnh hưởng đến khớp háng, nếu việc này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến việc khớp háng chịu áp lực lớn và rất dễ gây thoái hoá.
-
Do yếu tố di truyền, trong gia đình có người thân từng mắc phải bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.
-
Béo phì cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh thoái hóa khớp háng.
Thừa cân là nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thoái hóa khớp háng
2. Triệu chứng thoái hóa khớp háng
Vì khớp háng đóng vai trò là nơi nâng đỡ trọng lượng của cơ thể nên khi bị thoái hóa người bệnh thường có cảm giác đau đớn cũng như đi lại khó khăn. Cơn đau bắt đầu từ vùng bẹn sau đó lan dần xuống đùi nên bệnh nhân có dáng đi khập khiễng, cơn đau sẽ mạnh hơn khi hoạt động hoặc đứng lâu. Mỗi lần co duỗi khớp háng, đi bộ sẽ có cảm giác tê cứng phần chân, không được linh hoạt như bình thường hoặc bị nhức mỏi vùng bẹn.
Những ngày tiếp theo, khi gập người, dạng háng hay xoay người sẽ xuất hiện những cơn nhói khó chịu nhưng khi ngừng hoạt động chuyển sang nghỉ ngơi thì cơn đau lại hết. Càng về sau, số lần cơn đau xuất hiện ngày càng tăng đặc biệt là vào buổi sáng và trở nên ê ẩm, nhức mỏi vào buổi tối.
Bệnh nhân chỉ cần hoạt động liên quan đến khớp háng thì sẽ có cảm giác đau nhói vùng háng
Khi thoái hoá khớp háng nặng, bệnh nhân chỉ có thể ở yên một chỗ vì chỉ cần đổi tư thế từ ngồi sang đứng hay đi lại thì cơn đau sẽ xuất hiện. Thậm chí khi bạn nằm nghỉ ngơi cũng bị những cơn đau đeo bám, nhất là sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
3. Thoái hoá khớp có chữa được không?
Đây là vấn đề mà những người mắc bệnh luôn luôn lo lắng. Với công nghệ hiện đại, tiên tiến thì việc điều trị thoái hoá khớp háng không phải là việc khó, có rất nhiều phương pháp điều trị:
Khi cơn đau ập đến do thoái hoá khớp háng, mọi người sẽ nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nó chỉ làm giảm đau tạm thời, nếu người mắc phụ thuộc vào thuốc giảm đau quá nhiều không những gây tổn thương đến gan, thận, dạ dày mà còn xảy ra hiện tượng kháng thuốc. Để khỏi hoàn toàn thì bạn nên suy nghĩ đến phương thức điều trị tốt hơn.
Người mới mắc bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải tuân thủ theo liều lượng cũng như giờ giấc được kê
Phẫu thuật
Khi tình trạng bệnh trở nên nặng người bệnh không thể chữa trị bằng các phương thức trước đó hoặc bị suy giảm khả năng vận động thì phẫu thuật được coi là phương pháp cuối cùng. Có nhiều loại hình phẫu thuật để chữa bệnh thoái hóa khớp háng:
-
Thay khớp háng bán phần: áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị bào mòn một phần ở lớp sụn khớp của chỏm xương đùi.
-
Thay khớp háng toàn phần: đối với những bệnh nhân có độ tuổi cao hoặc bệnh trở nên nặng hơn kèm thì có thể sử dụng khớp nhân tạo để ghép, việc thay thế khớp nhân tạo cho khớp thoái hóa hoàn toàn có thể vì khớp nhân tạo cũng có chức năng giống với khớp tự nhiên.
-
Cắt bỏ gai xương: biện pháp này nhằm loại bỏ những biến dạng ở khớp hoặc hiện tượng chèn ép dây thần kinh và mạch máu.
Tiến hành phẫu thuật đối với bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa phần chỏm của xương đùi
Mặc dù hiệu quả cuộc phẫu thuật đem lại rất cao nhưng nhiều người vẫn lo lắng vì một số rủi ro hậu phẫu như:
-
Chiều dài của hai chân không bằng nhau, bị chênh lệch.
-
Tác dụng phụ do thuốc gây tê hoặc gây mê.
-
Nhiễm trùng xuất hiện ở những vết mổ hoặc ở khớp nhân tạo được ghép.
-
Xuất huyết nặng, huyết khối xuất hiện ở những tĩnh mạch sâu.
-
Ở xung quanh khớp háng, dây thần kinh có hiện tượng tổn thương.
-
Nứt xương đùi, trật khớp hoặc chỗ ghép bị lỏng.
Vì sau phẫu thuật có thể xuất hiện biến chứng và chi phí đắt đỏ nên quá trình này thường chỉ thực hiện với các trường hợp nặng. Quan trọng hơn cả là mỗi người cần tự ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, thăm khám nếu nghi ngờ bị thoái hóa khớp háng để có hướng điều trị sớm, tăng tỉ lệ chữa khỏi.