Suy nhược thần kinh là tình trạng bệnh lý chấn thương tâm thần điển hình. Bệnh có thể gây ra vô số ảnh hưởng cho cả người bị bệnh cũng như những người thân có tiếp xúc gần. Việc phát hiện sớm các triệu chứng suy nhược thần kinh có thể giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!
28/01/2021 | Bác sĩ giải đáp: Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? 28/01/2021 | Tìm hiểu ngay 7 triệu chứng suy nhược thần kinh dễ nhận biết
1. Đối tượng dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh có thể được bắt gặp ở bất kỳ ai, thậm chí bệnh có thể xuất hiện ở những người có sức khỏe cực kỳ tốt. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc chứng bệnh này đều thuộc các nhóm người sau đây:
-
Nhóm người phải làm việc trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn xảy ra hàng ngày gây ảnh hưởng không chỉ đến hệ thần kinh mà cả thính giác cũng sẽ bị tổn thương ít nhiều.
-
Nhóm những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Cụ thể là thường xuyên sử dụng các chất kích thích độc hại, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, ăn uống thức ăn nhanh quá nhiều,...
-
Nhóm những người đang có vấn đề về bệnh mạn tính: Xoang, huyết áp cao, xương khớp, tiểu đường,...
-
Nhóm những người làm việc trong môi trường nhiều áp lực công việc, căng thẳng đầu óc, stress,...
-
Nhóm người đã từng có bệnh liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn thần kinh, tâm thần,...
Dựa vào biểu hiện của các nhóm đối tượng này thì việc phát hiện ra các triệu chứng suy nhược thần kinh cũng dễ dàng hơn và từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cũng sẽ hiệu quả hơn.
Những người thường sử dụng các chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường
2. Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Nguyên nhân của bệnh suy nhược cơ thể được hiểu là do tình trạng hệ thần kinh bị tác động mạnh trong một khoảng thời gian dài nhưng không có bất kỳ biện pháp nào để chữa trị. Tình trạng suy nhược thần kinh có thể được gọi là tình trạng chấn thương tâm thần chủ yếu do sự căng thẳng đầu óc quá mức khiến cơ thể không thể chống chọi lại được nữa, dần dần sẽ bị suy yếu.
Dựa các triệu chứng suy nhược thần kinh mà người bệnh có thể mắc phải thì các chuyên gia còn tìm ra được những yếu tố khác cũng được coi là tác nhân khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn như: Tác động từ môi trường độc hại (khí độc, chất hóa học, tiếng ồn,...), khối lượng công việc mà người bệnh phải làm quá nhiều, chế độ dinh dưỡng không khoa học, đồng thời bị mắc các chứng bệnh mạn tính khác, có triệu chứng tâm thần,...
3. Những triệu chứng suy nhược thần kinh có dễ nhận biết hay không?
Hầu hết những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi đều khó nhận biết bệnh bởi chúng khá giống với những triệu chứng các bệnh lý thông thường khác. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý hơn về những tiểu tiết mà người bệnh suy nhược thần kinh có thể gặp phải như:
Đau đầu:
Mặc dù hiện tượng đau đầu xuất hiện ở rất nhiều loại bệnh lý khác nhau thế nhưng những biểu hiện chứng tỏ đây là triệu chứng suy nhược thần kinh lại khá bất thường. Những cơn đau thường sẽ xuất hiện ở vùng trán, hai bên thái dương hoặc đau cả nửa đầu.
Người bệnh sẽ bị đau nhiều sau những áp lực công việc hay thậm chí xuất hiện ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Tình trạng đau đầu cũng sẽ xuất hiện kèm theo khả năng nhìn hay nghe bị giảm thiểu rõ rệt.
Việc điều tiết cảm xúc bị rối loạn:
Cụ thể hơn là triệu chứng người bệnh vui buồn bất chợt, đôi khi lo lắng bồn chồn nhưng đôi lúc lại vui vẻ quá khích. Việc rối loạn cảm xúc như thế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà nó còn gây ra những hiểu lầm không đáng có hay những sự phiền toái cho những đối tượng tiếp xúc gần.
Tình trạng rối loạn cảm xúc có thể là triệu chứng suy nhược thần kinh
Tình trạng mất ngủ là triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình:
Người bệnh thường bị khó ngủ hay ngủ không sâu giấc khi bị suy nhược thần kinh. Một vài trường hợp, bệnh nhân bị suy nhược thần kinh còn hay bị bật tỉnh đột ngột giữa đêm và không thể quay lại giấc ngủ tiếp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh không chỉ mệt mỏi khó chịu mà tình hình sức khỏe cũng sẽ trở xấu theo.
Mệt mỏi:
Mặc dù hiện tượng cơ thể mệt mỏi sau khi làm việc nặng nhọc thì không có gì đáng nói bỏi sau khi được nghỉ ngơi thì cơ thể sẽ lấy lại được sự cân bằng. Tuy nhiên, tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài nhiều ngày dù đã nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm, thậm chí cảm giác mệt mỏi còn nặng nề hơn khi phải suy nghĩ quá nhiều thì khả năng cao bạn đã mắc chứng suy nhược thần kinh.
Một khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cơ thể như trên thì nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh là rất cao, vậy nên việc tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh tình là điều nên làm. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị bệnh cũng như các biện pháp giúp ngăn ngừa khả năng bệnh xảy ra, tránh các biến chứng nặng mà cơ thể có thể gặp phải.
4. Điều trị suy nhược thần kinh như thế nào?
Bệnh suy nhược thần kinh sẽ không quá nghiêm trọng nếu như bạn có thể cải thiện cuộc sống lành mạnh hơn. Cụ thể thì người bệnh nên:
-
Hạn chế làm việc quá sức (cả về mặt tinh thần cũng như thể chất).
-
Chế độ ăn uống phải luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng suy nhược thần kinh hiệu quả
-
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao cũng giúp bệnh tình thuyên giảm và nâng cao sức khỏe thể chất của người bệnh. Tuy nhiên phải lựa chọn loại hình thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
-
Thiết lập chế độ ngủ nghỉ hợp lý sau những công việc yêu cầu phải suy nghĩ nhiều.
-
Tuyệt đối tránh xa các hóa chất độc hại, hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá,...
Khi có các biểu hiện bất thường có nguy cơ là triệu chứng suy nhược thần kinh thì hãy lập tức tìm đến sự trợ giúp từ các y bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh gây ra như thuốc Digitalis, Foxglove cùng với một số loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Hãy liên hệ tới bệnh viện MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất!