Bệnh lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn cuối có nguy hiểm không? | Medlatec

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một loại bệnh tự miễn. Việc điều trị bệnh hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là khi phát hiện muộn, biến chứng nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Thực tế lupus ban đỏ đã và đang khiến nhiều bệnh nhân tử vong trên toàn thế giới.


04/02/2021 | Vì sao phụ nữ mắc Lupus ban đỏ có nguy cơ tử vong cao?
17/01/2021 | Mức độ nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ
07/01/2021 | Lupus ban đỏ - “kẻ sát nhân” thầm lặng ít người biết

1. Góc tư vấn: Bệnh Lupus ban đỏ là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ, hãy hiểu về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể trong chống lại tác nhân gây bệnh. Đây là hàng rào bảo vệ quan trọng với sức khỏe con người, giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của tác nhân lạ có thể gây hại như vi khuẩn, virus, vật thể lạ,…

Bệnh lupus ban đỏ là một dạng bệnh miễn dịch

Bệnh lupus ban đỏ là một dạng bệnh miễn dịch

Tuy nhiên ở bệnh lupus ban đỏ, hệ miễn dịch bị rối loạn khả năng nhận biết tác nhân lạ, dẫn đến việc nhận diện tế bào trong cơ thể là yếu tố nguy cơ và sinh ra kháng thể tiêu diệt. Hiện nguyên nhân gây bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được tìm ra, vì thế điều trị và phòng ngừa cũng không hiệu quả tốt.

Do sinh ra kháng thể chống lại chính tế bào trong cơ thể nên người bệnh lupus có thể bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được điều trị sẽ có thể kiểm soát được tình trạng này tốt hơn, ngăn ngừa tổn thương nặng và biến chứng nguy hiểm. 

Đối tượng dễ bị lupus ban đỏ hệ thống là phụ nữ, chiếm tới 90%, đặc biệt là lứa tuổi từ 15 - 50. Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng một số yếu tố được xác định có nguy cơ cao gây ra bệnh:

Di truyền

Những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân nghi ngờ do đột biến gen liên quan.

Di truyền là yếu tố nguy cơ cao khiến phụ nữ mắc lupus ban đỏ

Di truyền là yếu tố nguy cơ cao khiến phụ nữ mắc lupus ban đỏ

Nội tiết

Lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu gặp ở nữ, nhất là từ 18 - 15 tuổi do vấn đề nội tiết. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng có ảnh hưởng đến việc bệnh khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn.

Môi trường

Hệ miễn dịch có thể bị tổn thương và rối loạn, khởi phát bệnh lupus ban đỏ do tác nhân nhiễm khuẩn tác động hoặc ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với các loại hóa chất.

2. Bệnh lupus ban đỏ có ngứa không?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất là xuất hiện nốt hồng ban có dạng hình cánh bướm trên da. Triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác, tuy nhiên điểm khác biệt là lupus ban đỏ gây tổn thương da nặng và rộng nhưng thường không gây ngứa hoặc ít ngứa. Còn các bệnh ngoài da với tổn thương da tương tự thường rất ngứa ngáy, khó chịu.

Vết ban đỏ lupus này thường xuất hiện nhất ở vùng da mặt, cổ hoặc vùng da hở khác như bàn tay, cổ tay. Tổn thương da này rất nhạy cảm với ánh sáng, sau thời gian dài tiến triển vùng da có thể bị teo phần giữa nhìn giống dạng hình đĩa. Một số trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ bị tổn thương da dưới dạng bọng nước, xuất huyết. 

Ngoài ra, lupus ban đỏ hệ thống còn gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Rụng tóc, gãy tóc và vàng tóc.

  • Niêm mạc vùng hầu họng, trong miệng dễ bị lở loét, tuy nhiên người bệnh thường không có cảm giác đau.

  • Triệu chứng tim: đau ngực, khó thở do bệnh tự miễn làm tổn thương tế bào cơ tim, nặng hơn sẽ dẫn tới suy tim.

  • Triệu chứng khớp: Tổn thương khớp thường gặp nhất là viêm khớp, người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động.

  • Triệu chứng phổi: Thường gặp là tình trạng viêm phổi, viêm màng phổi, bệnh tiến triển nặng gây suy hô hấp.

  • Triệu chứng thiếu máu: Đa số bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có triệu chứng thiếu máu từ nhẹ đến nặng như: da xanh xao, môi tái, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, giảm khả năng gắng sức,… Xét nghiệm máu sẽ thấy định lượng cả 3 loại tế bào máu là: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu đều giảm.

  • Triệu chứng tổn thương thận: lupus ban đỏ gây ra bệnh lý viêm thận tự miễn, hay còn gọi là viêm thận do lupus. Người bệnh có triệu chứng tăng huyết áp, tiểu ra máu, nước tiểu đục, phù toàn thân,… 

  • Triệu chứng tâm thần kinh: Khi lupus ban đỏ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như giảm tri giác, rối loạn phương hướng, mất trí nhớ, co giật toàn thân, đau đầu dữ dội,…

Triệu chứng lupus ban đỏ ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến hoạt động của các cơ quan. Không ít bệnh nhân cho biết không hề có triệu chứng bệnh đặc trưng trên, chỉ bị đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt,… Điều này gây nhiều khó khăn trong phát hiện bệnh và chẩn đoán sớm.

Đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống là triệu chứng bệnh thường diễn biến thành nhiều đợt cấp tính, xen kẽ nhau. Tiến triển bệnh kéo dài đến vài năm cho đến khi triệu chứng nặng, bệnh đã tiến triển sang giai đoạn cuối nguy hiểm.

Bệnh nhân có thể tử vong nếu phát hiện và điều trị lupus ban đỏ muộn

Bệnh nhân có thể tử vong nếu phát hiện và điều trị lupus ban đỏ muộn

3. Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Thực tế lupus ban đỏ có 2 biến thể là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban dưới da. Hầu hết trường hợp mắc lupus ban đỏ dạng đĩa không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi, tuy nhiên ¾ số ca bệnh tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống. Ở thể bệnh thứ hai, nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối thì vô cùng nguy hiểm.

Lúc này hệ miễn dịch đã tạo kháng thể và gây tổn thương hầu hết các cơ quan trọng cơ thể gồm: tim mạch, thận, thần kinh, hệ tạo máu, hô hấp, tiêu hóa,… Tổn thương càng nặng, biến chứng càng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Biến chứng tại tim

Lupus ban đỏ có thể gây tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, suy tim mạn tính,… Các đợt cấp tính của bệnh gây ra viêm cơ tim cấp, suy tim cấp, trụy mạch khiến người bệnh tử vong.

Biến chứng tại phổi

Bệnh nhân gặp tình trạng khó thở, suy hô hấp cấp có thể gây tử vong.

Biến chứng tại thận

Hệ miễn dịch gây viêm cầu thần, làm phá hủy cầu thận và tiến triển đến suy thận.

Biến chứng thần kinh

Biến chứng có thể gặp là rối loạn tâm thần, co giật,…

Biến chứng đến hệ tạo máu

Hệ tạo máu chịu ảnh hưởng thường gây xuất huyết, thiếu máu này càng trầm trọng.

Điều trị sớm giúp kiểm soát triệu chứng và biến chứng bệnh lupus ban đỏ

Điều trị sớm giúp kiểm soát triệu chứng và biến chứng bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống phát hiện càng sớm, điều trị tích cực bằng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc hỗ trợ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng, biến chứng bệnh. Đặc biệt cần theo dõi tránh tình trạng nhiễm trùng tiến triển khiến bệnh nhân sốc và tử vong.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp