Tình trạng hay bị tê chân có nguy hiểm không? | Medlatec

Tình trạng hay bị tê chân có nguy hiểm không?

Đôi chân bị tê là một biểu hiện rất bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên có hiện tượng bị tê chân, thậm chí tê buốt cả một khoảng thời gian dài thì có lẽ đó không còn là điều bình thường. Vậy tình trạng hay bị tê chân có nguy hiểm không?


04/12/2020 | Nguyên nhân bị tê chân tay ở người trẻ là do đâu?
04/12/2020 | Bác sĩ tư vấn: cách chữa tê chân đơn giản mà hiệu quả nhất
02/12/2020 | Hay bị tê chân tay là bệnh gì: 8 bệnh lý thường gặp nhất

1. Hay bị tê chân có nguy hiểm không?

Thông thường thì đôi bàn chân của chúng ta khá nhạy cảm trong các tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt da chân (cảm giác nóng, lạnh, đau, buồn,...). Tuy nhiên, cũng sẽ có lúc bạn sẽ cảm giác như chân mình không hoạt động được bình thường, cảm giác giác châm chích râm ran, khó cử động, không cảm nhận được sức nóng, cái lạnh hay thậm chí các kích thích va chạm vào, đó chính là hiện tượng tê chân.

Ban đầu có thể bạn chỉ mất cảm giác với một vùng ở chân bị tê nhưng dần dần tình trạng có thể lan ra cả hai bàn chân. Hiện tượng này có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: cảm giác giống nhiều mũi kim châm vào da chân, ngứa ngáy, hơi đau nhức, chất mất đi sự cân bằng vốn có,...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hay bị tê chân và có những nguyên nhân khiến bạn phải lưu tâm rất nhiều như:

  • Sai tư thế: khi bạn đứng, ngồi hay nằm với một tư thế không đúng rất dễ gây chèn ép lên các nhóm cơ, hệ thần kinh khiến cho các bộ phận trên cơ thể bị tê cứng, đặc hiện xuất hiện nhiều ở đôi bàn chân. Thông thường thì biểu hiện tê chân sẽ giảm dần khi bạn phát hiện ra triệu chứng và thay đổi tư thế.

  • Uống đồ chứa nhiều cồn: thường xuyên sử dụng rượu bia có thể khiến tình trạng tê chân xuất hiện nhiều hơn bởi rượu bia có thể gây tổn thương hệ thần kinh.

Rượu cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng hay bị tê chân

Rượu cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng hay bị tê chân

  • Bị tê chân do ảnh hưởng từ các chấn thương ở cột sống, chân, hông,... gây áp lực không nhỏ tới các dây thần kinh xung quanh.

  • Ngoài ra tình trạng hay bị tê chân cũng có thể bắt nguồn từ hội chứng Guillain Barre, tác dụng phụ của thuốc hay cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác.

2. Tình trạng hay bị tê chân là dấu hiệu của căn bệnh gì?

Tê chân có thể chỉ đơn thuần là một trạng thái tự nhiên của mỗi cơ thể khi gặp chút trục trặc về các dây thần kinh điều khiển và nó sẽ mất dần đi mà không để lại nguy hại gì tới cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, nếu tình trạng một người bệnh hay bị tê chân và còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác (màu sắc chân thay đổi, khó thở, co giật, đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất kiểm soát tay chân,...) thì có lẽ đó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó cần được điều trị ngay.

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hay bị tê chân là:

  • Bệnh thiếu chất dinh dưỡng: triệu chứng tê chân có thể bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu hụt một lượng chất để nuôi dưỡng cơ thể như các vitamin nhóm B, calci kali hay axit folic;

  • Mắc phải một số bệnh lý về xương khớp: hầu hết các bệnh liên quan đến xương khớp đều sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc chèn ép, gây áp lực lên các nhóm cơ, mạch máu hay các dây thần kinh. Chính điều này đã gây ra hiện tượng người bệnh hay bị tê chân;

  • Bệnh về hệ thần kinh: chắc hẳn mọi người đều biết hệ thần kinh trong cơ thể có chức năng điều khiển mọi hoạt động, mọi giác quan của cơ thể. Chính vì vậy, những người bị các bệnh về thần kinh sẽ có thể xuất hiện biểu hiện chân bị tê;

  • Ung thư: một căn bệnh nghiêm trọng tưởng chừng như sẽ không có liên quan gì đến một triệu chứng bình thường như tê chân, thế nhưng theo các nghiên cứu từ các chuyên gia y tế thế giới cho thấy rằng tình trạng hay bị tê chân kéo dài thường xuất hiện khá nhiều ở những bệnh nhân bị ung thư, đặc biệt là ung thư thần kinh;

  • Một số bệnh lý khác như: bệnh Lyme, viêm mạch máu, tiểu đường,...

Tình trạng hay bị tê chân có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư

Tình trạng hay bị tê chân có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư

3. Làm gì để khắc phục tình trạng người bệnh hay bị tê chân?

Có thể ngăn ngừa tình trạng hay bị tê chân hay không?

Tuy rằng ai cũng hiểu biểu hiện này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, thế nhưng đề phòng vẫn luôn là cách thức tốt nhất để bảo vệ cơ thể chúng ta. Dưới đây là một số biện pháp bất kì ai cũng có thể thực hiện để ngăn ngừa hiện tượng bị tê chân.

  • Luôn bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm vitamin B;

  • Luôn chú ý đến các tư thế đứng, ngồi hay ngủ thoải mái nhưng cũng khoa học nhất;

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đúng theo sự chỉ định của các y bác sĩ, không uống quá liều, bừa bãi;

  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

Khi xuất hiện triệu chứng tê chân thì một số phương pháp thực hiện ngay tại nhà cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn đọc có thể tham khảo các cách thức như việc: giữ cho chân thư giãn, mát xa bàn chân, chườm nóng trong trường hợp các dây thần kinh bị chèn ép hoặc chườm lạnh khi xuất hiện biểu hiện chân sưng tấy,...

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc để điều trị cũng được khuyên dùng dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc có tác dụng giảm tê chân, giảm viêm nhiễm hay tăng tưới máu rất có tác dụng: thuốc giảm viêm Corticosteroid, thuốc Gabapentin, Pregabalin, Duloxetine và Milnacipran.

Mát xa chân là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa cũng như chữa trị tình trạng hay bị tê chân

Mát xa chân là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa cũng như chữa trị tình trạng hay bị tê chân

Một triệu chứng phổ biến và bình thường như việc hay bị tê chân tưởng chừng như chẳng có nguy hại gì cho sức khỏe chúng ta nhưng lại có thể là yếu tố phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn. Chính vì vậy, khi chân bạn xuất hiện tần suất tê nhiều bất thường hoặc xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác thì hãy lập tức tìm đến các cơ sở uy tín để tìm hiểu bệnh tình ngay.

Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở y tế đã trải qua rất nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y khoa (trên 25 năm), cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, các thiết bị y tế tại viện cũng như cơ sở hạ tầng đặc biệt hiện đại,... Tất cả yếu tố trên đã chứng minh rằng bệnh viện MEDLATEC có thể tự tin là chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người. Tổng đài của viện phục vụ khách hàng tất cả các ngày trong năm 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp