Bác sĩ tư vấn: cách chữa tê chân đơn giản mà hiệu quả nhất | Medlatec

Bác sĩ tư vấn: cách chữa tê chân đơn giản mà hiệu quả nhất

Chắc hẳn có rất nhiều người đã từng bị tê chân và biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này đó là do thiếu máu đến các chi. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tê chân không phải do thiếu máu. Và để chữa tê chân một cách dứt điểm, bạn cần biết được chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.


03/12/2020 | Tay chân bị tê là bệnh gì và cách phòng ngừa hiệu quả?
02/12/2020 | Hay bị tê chân tay là bệnh gì: 8 bệnh lý thường gặp nhất
23/11/2020 | Điểm danh ngay 8 nguyên nhân khiến ngón chân cái bị tê

1. Nguyên nhân gây ra tê bì tay chân

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tê chân: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Với từng nguyên nhân khác nhau, cách chữa trị cũng khác nhau.

Muốn chữa tê chân hiệu quả cần phải biết được nguyên nhân chính xác

Muốn chữa tê chân hiệu quả cần phải biết được nguyên nhân chính xác

1.1. Tê chân do sinh lý

Hiện tượng tê chân do sinh lý mà một biểu hiện rất bình thường của cơ thể. Khi bạn ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu lưu thông không tốt thì tình trạng tê chân sẽ xuất hiện. Các tư thế như ngồi xổm, ngồi vắt chân lâu sẽ khiến chân dễ bị tê. 

Bên cạnh đó, việc chạy xe đường dài, làm việc liên tục với máy tính cũng khiến hệ thần kinh chịu áp lực lớn gây tổn thương các dây thần kinh khiến chân tay dễ bị tê bì. 

Ngoài ra, các yếu tố ngoại cảnh cũng có thể gây ra tình trạng này. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi trời trở lạnh, cơ thể dễ bị rối loạn cảm giác dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. 

Tê chân đa phần là do nguyên nhân sinh lý

Tê chân đa phần là do nguyên nhân sinh lý

1.2. Tê chân do bệnh lý

Tê bì do bệnh lý thường là dây thần kinh bị chèn ép vì ảnh hưởng của bệnh lý. Những nguyên nhân bệnh lý có thể kể đến như các bệnh về chuyển hóa, bệnh về thần kinh, thiếu chất, bệnh xương khớp,...

Các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tiểu đường, béo phì và xơ vữa động mạch là nguyên nhân bệnh lý đầu tiên gây ra tình trạng tê bì chân tay. Mạch máu bị chèn ép hoặc bị chiếm chỗ bởi xơ vữa động mạch gây ra hiện tượng máu lưu thông kém khiến tay chân bị tê bì. Các bệnh viêm đa dây thần kinh và rễ thần kinh cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở các chi khiến tay chân thường xuyên bị tê bì. 

Hiện tượng thiếu vitamin nhóm B và các khoáng chất ở người sức khỏe yếu cũng gây ra hiện tượng tê chân tay. Những đối tượng thường gặp phải tình trạng này đó là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị suy dinh dưỡng.

Các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân bị tê bì. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh phong, thương hàn, bệnh Lyme, giang mai hay bị nhiễm độc kim loại cũng có thể gây ra tê tay chân

Tê chân kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Tê chân kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý

2. Cách chữa tê chân do sinh lý

2.1. Dùng thuốc giúp làm giảm triệu chứng

Nếu bạn bị tê chân do sinh lý chứ không mắc bất cứ bệnh lý nào thì bạn chỉ cần điều trị giảm triệu chứng tê chân tay và phục hồi sức khỏe. Để làm giảm triệu chứng tê chân tay, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có steroid kết hợp với paracetamol. 

Nếu nguyên nhân là do thiếu vitamin thì bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1, B12. Thuốc vitamin B có thể ở dạng uống hoặc tiêm. Bạn cũng có thể chủ động sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định dùng thêm các loại thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi. 

2.2. Chữa tê chân bằng cách massage

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể thực hiện các động tác massage hàng ngày hoặc tập Yoga. 

Một số động tác đơn giản dưới đây sẽ khiến tình trạng tê bì chân tay nhanh chóng biến mất.

Bóp, xát chân 

Bạn cần ngồi duỗi thẳng chân, hai tay nắm cổ chân với ngón cái ở phía trước và các ngón còn lại ở phía sau chân. Bạn bóp từ phần cổ chân lên đến đùi, lặp lại động tác này 3 lần. Sau đó, dùng hai tay nắm lấy cổ chân và xát mạnh từ phần cổ chân đến phần đùi, lặp lại động tác này 5 lần rồi đổi chân.

Day, xoa đầu gối

Bạn ngồi duỗi thẳng hoặc co chân lại, đặt hai lòng bàn tay úp vào xương bánh chè và thực hiện động tác day, xoa mỗi bên 20 lần.

Xoay bàn chân

Để chân duỗi thẳng, một tay giữ phần gót một tay giữ phần bàn chân sau đó xoay bàn chân theo cả hai chiều ngược nhau, mỗi chiều xoay 10 lần rồi lặp lại với chân còn lại. 

Xát gan bàn chân

Đặt bàn chân lên đùi chân kia rồi dùng tay kéo ngược gan bàn chân lại, làm căng gan bàn chân. Sau đó dùng tay kia chà xát nhẹ nhàng lên gan bàn chân khoảng 30 - 50 lần rồi lặp lại với chân kia.

3. Cách chữa bệnh tê tay chân do bệnh lý

Trong trường hợp bạn mắc một bệnh lý nào đó và nó dẫn đến việc bạn bị tê chân tay thì cách tốt nhất là loại bỏ bệnh lý đó. 

  • Nếu bạn bị tiểu đường thì cần kiểm soát đường huyết, lipid máu, sử dụng thuốc đều đặn kết hợp ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp làm giảm nồng độ đường trong máu. 

  • Nếu tê chân tay do các bệnh lý xương khớp thì cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này, tình trạng tê chân tay cũng sẽ hết,...

Việc phát hiện bệnh lý sớm mang yếu tố quyết định hiệu quả của việc điều trị. Bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ, khám ngay khi cảm thấy mình bị tê tay chân thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý gây tê chân

Cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý gây tê chân

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị tê chân kéo dài thì chắc chắn phải đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu bị tê chân kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cũng không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám để biết được nguyên nhân.

  • Tê chân kèm theo chân bị thay đổi màu sắc, hình dạng và nhiệt độ chân, chân có thể bị nóng ran hoặc lạnh bất thường.

  • Xuất hiện triệu chứng hay quên, bị chóng mặt thường xuyên.

  • Khó thở, co giật, đau đầu.

  • Tê chân thường xuyên không rõ nguyên nhân sau một chấn thương ở đầu.

Nếu cần tư vấn thêm về cách chữa tê chân, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp