Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu là một trong những yếu tố góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, trong đó phải kể đến các chỉ số xét nghiệm trong tổng phân tích tế bào máu. Ngoài ra, các chỉ số này còn giúp bác sĩ theo dõi quá trình chữa bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe bệnh nhân. Vậy có những chỉ số xét nghiệm máu cơ bản nào nào? Các chỉ số đó nói lên điều gì?
24/01/2022 | Tư vấn: Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không? 15/12/2021 | Bác sĩ trả lời: trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 13/12/2021 | Ý nghĩa xét nghiệm máu trong thăm khám và điều trị bệnh
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm máu
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của kiểm tra này.
-
Đánh giá sức khỏe tổng quát: Một trong những vấn đề quan trọng khi khám sức khỏe là xét nghiệm máu, nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe chung của bạn.
-
Chẩn đoán bệnh: Nếu bạn gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu, bầm tím,… thì đây là những dấu hiệu của rối loạn máu. Để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp, bạn cần xét nghiệm máu.
-
Theo dõi tình trạng bệnh tật: Nếu bạn đang mắc những bệnh lý về máu thì việc xét nghiệm máu định kỳ rất quan trọng. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh dễ dàng hơn.
-
Đánh giá tác dụng thuốc: Trong quá trình dùng thuốc để điều trị, các tế bào máu hay thành phần máu có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu nhằm thay thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xét nghiệm máu có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe
2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu
Mỗi chỉ số xét nghiệm máu sẽ có một ý nghĩa khác nhau, giúp bác sĩ chẩn đoán cũng như theo dõi tiến trình bệnh tật một cách hiệu quả. Trong Y học có thể kể đến những chỉ số xét nghiệm máu sau.
White Blood Cell (WBC)
Đây là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu có trong một thể tích máu. Giá trị WBC ở người bình thường khoảng 4300 - 10800 tế bào/mm3.
Nếu bạn đang nhiễm khuẩn hay đang mắc bệnh bạch cầu lympho cấp, bạch cầu dòng tủy cấp hay u bạch cầu thì giá trị này tăng lên. Hoặc chúng cũng có thể tăng nếu đang sử dụng thuốc corticosteroid.
Ngược lại, giá trị WBC sẽ giảm nếu bạn nhiễm siêu vi như nhiễm HIV, nhiễm virus gan, thiếu hụt vitamin hay đang dùng thuốc phenothiazine, chloramphenicol,…
Lymphocyte (LYM)
Đây là chỉ số bạch cầu của hai loại lympho T và lympho B. Đây còn được biết đến là các tế bào có khả năng miễn dịch. Giá trị thông thường là 20 - 25%. Giá trị này sẽ tăng nếu bạn nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh bạch cầu dòng lympho và giảm nếu bạn nhiễm HIV, lao hay ung thư, sốt rét.
Chỉ số bạch cầu Lympho sẽ giảm nếu bạn nhiễm HIV
Neutrophil (NEUT)
Đây là chỉ số bạch cầu trung tính với giá trị bình thường là 60 - 66%. Chức năng chính của bạch cầu trung tính là tấn công và tiêu diệt vi khuẩn ngay khi có sự xuất hiện của chúng trong cơ thể. Do đó, chỉ số bạch cầu trung tính sẽ tăng nếu bạn bị nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim hay nhiễm khuẩn cấp. Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm nếu bạn nhiễm độc kim loại nặng, đang thiếu máu sản hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Monocyte (MONO)
MONO là bạch cầu đơn nhân với chỉ số bình thường là 4 - 8%. Bạch cầu đơn nhân này dần biệt hóa thành đại thực bào để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế như bạch cầu trung tính nhưng mạnh hơn. Tương tự như ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu khác, chỉ số MONO cũng giúp theo dõi sức khỏe. Chỉ số này sẽ tăng nếu bạn đang mắc ung thư, lao,… và giảm nếu bạn đang dùng corticosteroid hoặc thiếu máu bất sản.
Chỉ số MONO sẽ tăng nếu bạn bị lao hoặc ung thư
Eosinophils (EOS)
EOS là chỉ số bạch cầu ái toan, chỉ số bình thường là 0,1 - 7%. Khác với bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân, khả năng thực bào của loại bạch cầu này yếu hơn. Nếu bạn đang dị ứng hay nhiễm ký sinh trùng, chỉ số này sẽ tăng lên và sẽ giảm nếu dùng corticosteroid.
Basophils (BASO)
BASO - bạch cầu ái kiềm đóng vai trò quan trọng đối với những phản ứng dị ứng, giá trị bình thường là 0,1 - 2,5%. Chỉ số này sẽ tăng nếu bạn vừa thực hiện phẫu thuật cắt lách hoặc không may mắc bệnh đa hồng cầu. Nếu bạn đang gặp tổn thương tủy xương hay căng thẳng, chỉ số này sẽ giảm.
Red Blood Cell (RBC)
RBC là số lượng hồng cầu trong một thể tích máu với giá trị bình thường là 4,2 - 5,9 triệu tế bào/cm3. Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu hoặc bị mất nước, chỉ số này sẽ tăng. Nó sẽ giảm nếu bạn đang bị mất máu, sốt rét, bệnh lupus ban đỏ,…
RBC đặc trưng cho số lượng hồng cầu trong một thể tích máu
Hemoglobin (HBG)
Hemoglobin là lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu, có khả năng vận chuyển oxy vào máu, tạo màu đỏ cho hồng cầu. Ở nam, giá trị này khoảng 13 - 18g/dl và ở nữ là 12 - 16g/dl. Nếu bạn đang mất nước, mắc bệnh tim mạch hoặc đang bị bỏng, chỉ số này tăng lên và giảm nếu bạn bị mất máu, xuất huyết.
Hematocrit (HCT)
Đây là tỷ lệ thể tích hồng cấu trên thể tích máu toàn phần. Ở nam giới, chỉ số này dao động từ 45 - 52% và ở nữ giới là 37 - 48%. Nếu bạn đang mắc bệnh về phổi, tim mạch, tăng hồng cầu hoặc đang mất nước, chỉ số này tăng lên và sẽ giảm nếu bạn mất máu, xuất huyết,…
Mean corpuscular volume (MCV)
MCV là thể tích trung bình của một hồng cầu. Khác với ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu khác, giá trị trung bình của chỉ số này là tỷ lệ của HCT với số lượng hồng cầu và thường dao động khoảng 80 - 100 femtoliter.
Nếu bạn bị thiếu máu hồng câu to do thiếu vitamin B12, bệnh gan, tăng hồng cầu, chỉ số này sẽ tăng. Ngược lại, nếu bạn đang thiếu sắt, thiếu máu, chỉ số này sẽ giảm.
Chỉ số MCV tăng chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin B12
Mean Corpuscular Hemoglobin (MCH)
MCH là lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu, thông thường, giá trị này khoảng 27 - 32 picogram. Thông thường, MCH tăng ở trẻ sơ sinh hoặc thiếu máu hồng cầu to. Nếu bạn bị thiếu máu thiếu sắt, chỉ số này sẽ giảm.
Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (MCHC)
Đây là nồng độ trung bình huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu, giá trị bình thường khoảng 32 - 35%. Giá trị này tăng giảm tương tự như MCH.
Red Cell Distribution Width (RDW)
Đây là độ phân bố kích thước hồng cầu, giá trị bình thường khoảng 11 - 15%. Nếu giá trị này tăng cao thì chứng tỏ kích thước hồng cầu đang thay đổi.
Giá trị RDW càng cao thì kích thước hồng cầu càng thay đổi
Platelet Count (PLT)
PLT là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu, giá trị bình thường khoảng 150000 - 400000/cm3. Giá trị này sẽ tăng sau phẫu thuật cắt lách, viêm nhiễm, chấn thương và giảm nếu bạn bị ung thư di căn, hóa trị liệu,…
Platelet Distribution Width (PDW)
PDW là độ phân bố kích thước tiểu cầu với giá trị bình thường là 6 - 18%. Giá trị này sẽ tăng nếu mắc ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết hay bệnh hồng cầu hình liềm. Ngược lại, nó sẽ giảm ở những người nghiện rượu.
Mean Platelet Volume (MPV)
MPV là giá trị thể hiện thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu với chỉ số bình thường là 6,5 - 11fL. MPV tăng nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch và giảm nếu thiếu máu, bệnh bạch cầu cấp tính.
Giá trị MPV tăng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường
Một lưu ý cho bạn trước khi xét nghiệm là không nên uống thuốc, nhịn ăn và sử dụng chất kích thích. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu là yếu tố rất quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế có hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, đạt chuẩn, đảm bảo kết quả cho ra chính xác. Trong đó, Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện MEDLATEC chính là gợi ý đáng để bạn tham khảo.
Tổng đài 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe, hoặc cần hỗ trợ về mặt y tế.