Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để có thể điều trị sớm và hiệu quả hơn. Với trẻ nhỏ, lấy máu và xét nghiệm máu thường khiến trẻ sợ hãi và nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng hơn. Một trong những thắc mắc thường thấy của phụ huynh là trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không và nhịn ăn an toàn như thế nào?
11/12/2021 | Tầm quan trọng của xét nghiệm máu tiền hôn nhân 03/12/2021 | Xét nghiệm máu ra những bệnh gì và quy trình chuẩn 05/11/2021 | Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm máu CYFRA 21-1 trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
1. Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
Thực tế xét nghiệm máu gồm rất nhiều loại khác nhau khi định lượng những thành phần máu hoặc nhóm chất khác nhau trong máu. Do đó, trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà trẻ thực hiện.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản có thể thực hiện ở trẻ
Một số xét nghiệm máu yêu cầu trẻ hay người lớn trước khi lấy máu phải nhịn ăn từ 4 - 6 giờ hoặc lâu hơn để những chất dinh dưỡng trong thức ăn đã được hấp thụ, trở về mức cân bằng và không ảnh hưởng tới yếu tố xét nghiệm.
Cụ thể, trẻ sẽ cần nhịn ăn trước khi thực hiện các xét nghiệm máu sau:
Mục đích của xét nghiệm đường huyết là kiểm tra lượng đường trong máu có bình thường không, liên quan đến bệnh tiểu đường hay các chứng bệnh làm tụt đường huyết. Nồng độ đường trong máu con người thay đổi liên tục ở những thời điểm khác nhau, đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều bởi thức ăn cơ thể hấp thu.
Trẻ cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm đường huyết
Do đó, trước khi xét nghiệm đường huyết, trẻ nhỏ cần nhịn ăn, nhịn uống chỉ dùng nước lọc trước từ 8 - 10 giờ. Việc nhịn ăn uống này đảm bảo ghi nhận đường huyết chính xác và từ đó xác định các vấn đề bất thường liên quan.
Xét nghiệm mỡ máu là định lượng các loại chất béo trong máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride. Nếu hàm lượng chất béo xấu và triglycerid tăng cao, người bệnh có thể mắc chứng rối loạn mỡ máu nguy cơ biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù rối loạn mỡ máu thường gặp hơn ở người trung tuổi và cao tuổi song với trẻ nhỏ bị béo phì hoặc có triệu chứng bất thường, xét nghiệm mỡ máu cũng được thực hiện.
Giống như xét nghiệm đường huyết, trẻ trước khi xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 - 10 giờ.
1.3. Xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu
Xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu để chẩn đoán các bệnh thiếu sắt, thiếu máu,… Khi cơ thể ăn các loại thực phẩm chứa sắt, một phần được hấp thu và chuyển vào máu, nếu xét nghiệm tại thời điểm này thì kết quả không chính xác.
Xét nghiệm sắt trong máu có thể không chính xác do thực phẩm hoặc viên uống bổ sung sắt
Do đó, trước khi xét nghiệm sắt trong máu, người bệnh cần tránh ăn uống, sử dụng Vitamin hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Việc nhịn ăn được khuyến cáo nên thực hiện trước khi lấy mẫu từ 8 - 10 giờ, còn ngưng sử dụng viên uống chứa sắt cần thực hiện trước khi lấy mẫu 24 giờ.
Xét nghiệm chức năng gan được chỉ định khi nghi ngờ trẻ bị rối loạn chức năng gan, tổn thương gan với các triệu chứng như: vàng da, sụt cân, chán ăn, kém hấp thu,… Các chỉ số đánh giá chức năng gan cũng bị thay đổi do chế độ ăn uống, vì thế người bệnh cũng cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 8 - 10 giờ.
1.5. Xét nghiệm máu khác
Một số xét nghiệm máu ít được chỉ định khác cũng yêu cầu trẻ nhịn ăn bao gồm:
-
Xét nghiệm chuyển hóa cơ bản, xét nghiệm cân bằng điện giải, xét nghiệm chức năng thận: Nhịn ăn trước 10 - 12 giờ.
-
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 8 - 12 giờ.
-
Xét nghiệm Vitamin B12 trong máu: Nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 6 - 8 giờ.
2. Làm gì để cho trẻ nhịn ăn an toàn trước khi xét nghiệm máu
Nhịn ăn trước khi xét nghiệm trong thời gian dài từ 6 - 12 giờ khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ đói và kiệt sức. Song vẫn cần cho trẻ nhịn ăn để đảm bảo xét nghiệm chính xác, vậy làm gì để cho trẻ nhịn ăn an toàn?
Trẻ nhịn ăn trước khi xét nghiệm nhưng vẫn có thể uống nước
2.1. Cho trẻ uống nhiều nước
Nhịn ăn và uống các thức uống khác ngoài nước lọc để đảm bảo xét nghiệm máu chính xác, tuy nhiên bù vào đó nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hơn để đảm bảo cơ thể đủ nước. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp trẻ dễ chịu, bớt mệt mỏi hơn do nhịn ăn nhiều giờ.
2.2. Cho trẻ xét nghiệm vào buổi sáng
Xét nghiệm vào buổi sáng sớm là lựa chọn hợp lý nếu trẻ phải thực hiện các xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn trong nhiều giờ. Thời gian nhịn ăn vào ban đêm khi trẻ ngủ sẽ giúp trẻ giảm bớt khó chịu và cũng ít ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của trẻ trong ngày.
2.3. Tránh trẻ hoạt động quá sức
Nhịn ăn nhiều giờ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và kiệt sức, hãy giải thích để trẻ hiểu và từ đó có thể cố gắng hơn. Ngoài ra, nên tránh cho trẻ học tập hay tham gia các hoạt động thể thao quá sức khi đang nhịn ăn trước khi xét nghiệm, thay vào đó hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu ở trẻ
Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được các kỹ thuật viên lấy lượng máu vừa đủ vào bơm kim tiêm, việc này không gây nhiều đau đớn. Tuy nhiên không ít trẻ sợ hãi khi phải dùng kim tiêm lấy máu, do đó cha mẹ nên ở cạnh động viên, giữ trẻ ngồi yên để quá trình diễn ra nhanh chóng.
Thay vì ghì chặt tay giữ trẻ, cha mẹ nên nói chuyện để giảm cảm giác lo sợ và đánh lạc hướng cho trẻ, trẻ sẽ dễ hợp tác hơn.
Nên nói chuyện để trẻ thoải mái hơn khi lấy máu
Sau khi lấy máu, cha mẹ cần giữ băng ở vị trí kim tiêm từ 5 - 10 phút để đảm bảo vết thương không còn chảy máu. Sau đó cần loại bỏ bông băng vào thùng rác y tế, tránh cho trẻ dùng tay chạm trực tiếp vào vết thương dẫn đến nhiễm trùng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế, đảm bảo kết quả nhanh và chính xác.
Hơn nữa, để tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi cho phụ huynh cũng như cho trẻ, bệnh viện có dịch vụ lấy mẫu tận nhà, trả kết quả tận nơi, giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm tại viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại.
Như vậy trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm trẻ thực hiện. Nếu cần tư vấn thêm về các xét nghiệm máu và lưu ý trước khi xét nghiệm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Xét nghiệm máu là kỹ thuật phân tích định lượng một hoặc định tính một vài thông số cơ bản từ mẫu máu tĩnh mạch của người thực hiện