Mang thai là một hành trình dài của người mẹ với rất nhiều điều cần lưu ý để tránh những biến chứng có thể xảy ra cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Trong đó, giãn bể thận ở thai nhi cũng là một trong những bất thường song lại chỉ có thể được phát hiện nhờ vào siêu âm.
24/10/2022 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là gì? Có thực sự cần thiết hay không? 29/09/2022 | Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi đi sàng lọc quý 1 29/09/2022 | Sàng lọc quý 2 giúp phát hiện những vấn đề nào ở thai nhi?
1. Giãn bể thận ở thai nhi có thể gây ra bởi những nguyên nhân nào?
Đây là khái niệm dùng để chỉ tình trạng thận ở thai nhi bị ứ nước ở một bên thận hoặc cả 2 bên thận với nguyên nhân bởi đường tiểu bị tắc nghẽn gây ra. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình cứ khoảng 500 thai nhi thì có 1 trường hợp gặp phải tình trạng này, gây ra khó khăn trong quá trình nước tiểu thoát ra từ hệ tiết niệu.
Giãn bể thận ở thai nhi thường không quá nguy hiểm
Thông thường, sự ứ nước ở thận là do trong quá trình nước tiểu thoát ra, gặp phải sự cản trở dòng chảy. Điều này khiến cho chúng bị rò rỉ, trào ngược trở lại các đài bể thận, dẫn tới đài bể thận có thể bị giãn.
Để xác định được tình trạng giãn đài bể thận, bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước đường kính trước và sau của bể thận thai nhi khi siêu âm thai qua từng giai đoạn khác nhau, cụ thể là:
-
Khi thai trong khoảng giữa 15 - 20 tuần: đường kính trước sau thường ≥ 4mm.
-
Khi thai trong khoảng giữa 20 - 30 tuần: là ≥ 5mm.
-
Khi thai trong khoảng thời gian trên 30 tuần: ≥ 7mm.
Khi kết quả đo được mang lại các chỉ số lớn hơn mức này là dấu hiệu nghi ngờ thai bị giãn bể thận. Tuy nhiên, việc đánh giá sẽ được thực hiện lại nhằm loại trừ khả năng tình trạng giãn bể thận chỉ xảy ra thoáng qua.
Giãn đài bể thận có 3 mức độ: giãn nhẹ, giãn vừa, và giãn nhiều tùy thuộc vào từng giai đoạn thai.
Thông thường, với các trường hợp giãn nhẹ và vừa, có thể tự ổn định và mất đi khi thai nhi lớn dần, giãn đài bể thận có thể là đơn độc. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp giãn đài bể thận đi kèm với các tổn thương khác khi siêu âm.
Hiện tượng này là một dạng dị tật bẩm sinh, tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn tới, đó là:
- Do sinh lý: phát hiện thoáng qua tại thời điểm siêu âm và tình trạng sẽ không tiến triển thêm hay không cải thiện theo thời gian.
- Do tắc nghẽn niệu quản: thường gặp nhất ở vị trí nối giữa bể thận và niệu quản với tỷ lệ mắc là 1/1000. Còn với vị trí niệu quản đổ vào bàng quang thì tỉ lệ gặp tương ứng là khoảng 1/2500 trẻ.
- Do tắc nghẽn niệu đạo: quá trình tắc nghẽn sẽ khiến bàng quang căng, không co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài được, khi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến niệu quản và bể thận của thai nhi.
Van niệu đạo sau chỉ xảy ra với bé trai
Ngoài ra, tình trạng giãn bể thận ở thai nhi còn hình thành do các nguyên nhân khác, có thể kể đến như:
- Thận đa nang.
- Thận - niệu quản đôi.
2. Giãn bể thận ở thai nhi có nguy hiểm không?
Có thể nói, đây là tình trạng không quá nguy hiểm nên với trường hợp bị nhẹ hoặc trung bình, thông thường không cần can thiệp mà sẽ theo dõi suốt trong thời kỳ người mẹ mang thai, sau sinh có thể không còn tình trạng này.
Mẹ nên thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra tình trạng này trong mỗi lần khám định kỳ
Tuy nhiên, với các trường hợp giãn đài bể thận mức độ năng cũng có thể gây ra một số nguy hiểm cho thai như như:
-
Ở điều kiện sức khỏe bình thường, nước tiểu của thai nhi sẽ được đẩy ra và thành một phần của nước ối song khi thai nhi bị giãn bể thận nặng, nước tiểu không được thoát ra mà lại đọng bên trong đường tiết niệu. Điều này có thể khiến cho nước ối không đủ lượng, gây ảnh hưởng xấu tới phổi thai nhi.
-
Khi tình trạng này không mất đi theo thời gian mà kéo dài tới lúc thai nhi được sinh ra, có thể dẫn tới việc em bé bị thận mạn tính hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hay sỏi thận.
3. Mẹ nên làm gì nếu phát hiện hiện tượng này ở thai nhi?
Có thể nói, khi gặp tình trạng này, mẹ không nên quá lo lắng bởi nhìn chung, hầu hết chúng không gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh nở. Việc cần làm là lưu ý và thông báo cho bác sĩ được biết để kiểm tra trong mỗi lần khám định kỳ.
Cùng với đó, trong khoảng 1 tuần đầu sau sinh, bé có thể được thực hiện đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh đường tiết niệu. Tùy trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu đạo ở trẻ, có thể sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị nhằm phòng ngừa việc đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.
Việc phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp đường tiết niệu bị tắc nghẽn hoặc tình trạng này trở nên nặng, cộng với nhiễm khuẩn.
Trường hợp trẻ bị thận đa nang, nếu chức năng thận còn lại vẫn được thực hiện tốt thì việc phẫu thuật có thể được lùi lại, đợi tới thời điểm phù hợp, tránh gây tác động tới cơ thể khi bé còn quá nhỏ.
Với những phân tích trên, có thể thấy, trong quá trình mang thai, mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc chăm sóc, theo dõi và thăm khám định kỳ. Điều này đảm bảo cho việc trình độ của bác sĩ cùng với hệ thống máy móc đủ để phát hiện bất thường có thể xảy ra và những biện pháp ứng phó phù hợp.
Chị em nên lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện chăm sóc cũng như theo dõi thai kỳ
Chuyên khoa Sản - Phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ mẹ bầu có thể gửi gắm niềm tin và lựa chọn thực hiện các dịch vụ, trong đó có khám, theo dõi thai định kỳ, khám trước sinh, chăm sóc sau sinh,...
Mẹ bầu hãy gọi cho MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp và tư vấn thêm về sức khỏe thai sản hoặc đặt lịch khám tại Bệnh viện nhanh nhất.