Nội soi dạ dày là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị, qua đó giúp phát hiện các bệnh lý thực quản- dạ dày- tá tràng và can thiệp điều trị một số tổn thương. Tuy nhiên, do không hiểu rõ về phương pháp nên người bệnh thường cảm thấy lo lắng khi được chỉ định thực hiện. Hiểu được tâm lý này, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về nội soi dạ dày cũng như đề cập đến 3 phương pháp nội soi phổ biến trong bài viết sau.
15/02/2020 | Tìm hiểu 3 phương pháp nội soi dạ dày không đau phổ biến 01/02/2020 | Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày và chi phí thực hiện 17/10/2019 | Có nên thực hiện nội soi dạ dày gây mê không? 01/10/2019 | Ưu nhược điểm của các phương pháp nội soi dạ dày - đại tràng
1. Nội soi dạ dày là kỹ thuật gì?
Nội soi dạ dày là thủ thuật thăm dò phần trên của hệ thống tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp được thực hiện bằng việc đưa ống nội soi nhỏ có gắn đèn chiếu sáng và một camera nhỏ từ miệng qua thực quản vào tới dạ dày hành tá tràng và tá tràng thông qua đường miệng hoặc mũi. Hình ảnh được camera thu lại giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện các tổn thương bất thường dù rất nhỏ của hệ tiêu hóa, chẩn đoán sớm và đánh giá các bệnh lý dạ dày mà bệnh nhân gặp phải.
Ngoài ra, các thủ thuật như cắt polyp, cầm máu các tổn thương đang chảy máu, lấy mẫu sinh thiết... cũng có thể được thực hiện đồng thời trong quá trình Nội soi dạ dày (tức nội soi điều trị)
Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám giúp chẩn đoán bệnh lý hay phát hiện các tổn thương tại dạ dày
2. Phương pháp nội soi dạ dày được chỉ định và chống chỉ định với những đối tượng nào?
Thông thường, bệnh nhân thuộc các nhóm đối tượng dưới đây sẽ được chỉ thực hiện nội soi dạ dày, gồm:
-
Người bệnh có các dấu hiệu như đau vùng thượng vị, đau bụng kéo dài, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, đi ngoài ra máu,…
-
Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày,... cần được thăm khám kiểm tra tình trạng bệnh lý.
-
Người bệnh có lối sống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích,…
-
Người bệnh có bố mẹ anh chị em ruột mắc ung thư đường tiêu hóa trên. Người bệnh nghi ngờ bị ung thư dạ dày
-
Người muốn thực hiện tầm soát ung thư dạ dày - thực quản.
Người thường xuyên đau vùng thượng vị, buồn nôn, ơ hơi là đối tượng nên nội soi và kiểm tra dạ dày
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, khi bác sĩ có sự nghi ngờ về các trường hợp sau thì việc nội soi có thể được hoãn lại:
-
Người bệnh bị suy hô hấp cấp.
-
Người bệnh có dấu hiệu bất thường về thần kinh và không có sự hợp tác thực hiện.
-
Người gặp các bệnh lý về tim như suy tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,…
-
Người bệnh bị thủng dạ dày hoặc ở một vị trí tại ống tiêu hóa.
-
Người có túi phình bất thường tại thực quản.
3. Các phương pháp nội soi tại dạ dày thường được chỉ định
Hiện nay, có 3 phương pháp nội soi dạ dày được thực hiện dành cho người bệnh. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng biệt, cũng như được chỉ định thực hiện phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Nội soi qua đường miệng
Nội soi thông qua đường miệng là phương pháp phổ biến và được sử dụng khá phổ biến bởi độ chính xác cao và có chi phí thăm khám thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp chính là việc bệnh nhân phải trải qua các cảm giác khó chịu, nghẹn thở hoặc buồn nôn trong quá trình nội soi, thậm chí là sau khi nội soi kết thúc.
Trước khi nội soi, bệnh nhân được uống một loại thuốc có tác dụng loại bỏ dịch nhầy ở niêm mạc, sau đó xịt thuốc tê vào miệng nhằm giảm thiểu tối đa các cảm giác khó chịu sẽ gặp phải. Ống nội soi được đưa từ miệng qua thực quản và xuống tới dạ dày hành tá tràng và tá tràng. Trong suốt quá trình nội soi, người bệnh không thể nói chuyện nhưng vẫn có thể thở bình thường.
Nội soi qua đường mũi
Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi mềm luồn qua mũi tới phần sau của miệng và đưa xuống thực quản- dạ dày- tá tràng. Khi dây soi qua ngã ba hầu họng bệnh nhân có thể được yêu cầu nuốt nhẹ ống nội soi khi thực hiện thủ thuật. Trước đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại mũi và xịt tê cổ họng cho bệnh nhân. Phương pháp được đánh giá là dễ thực hiện, có độ chính xác, giảm bớt các cảm giác khó chịu cho bệnh nhân so với nội soi qua miệng do kích thước dây soi nhỏ hơn . Song, điểm hạn chế của phương pháp là không thể thực hiện được với các đối tượng có bệnh lý bất thường liên quan đến mũi như vẹo, hẹp vách ngăn....
Nội soi thông qua mũi giúp bệnh nhân giảm các cảm giác khó chịu, buồn nôn so với nội soi qua miệng
Bản chất của phương pháp là thực hiện nội soi thông qua đường miệng nhưng bệnh nhân được tiến hành gây mê trong suốt quá trình thực hiện. Điều này giúp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, buồn nôn hay sợ hãi. Đồng thời, bác sĩ có thể tiến hành đồng thời các thủ thuật xử lý ngay khi phát hiện các tổn thương tại thực quản-dạ dày-tá tràng với thời gian kéo dài mà không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chính là việc người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm giúp sàng lọc giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nội soi, chi phí thực hiện cũng là cao hơn. Sau nội soi, do thuốc gây mê còn có tác dụng, người bệnh cần được theo dõi và tránh làm các công việc đòi hỏi tập trụng cao như lái xe, vận hành máy móc… sau nội soi gây mê.
4. Những lưu ý đối với người bệnh trước và sau khi tiến hành nội soi
Trước khi nội soi
-
Người bệnh cần nhịn ăn trước nội soi ít nhất là 6 - 8 tiếng đồng hồ.
-
Không dùng các loại thuốc có tác dụng băng niêm mạc dạ dày.
-
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ thực hiện tình trạng sức khỏe, tiểu sử bệnh lý hay các loại thuốc mình đang dùng hoặc tiền sử dị ứng trước đó.
-
Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích hoặc đồ uống có màu trước khi tiến hành nội soi.
Bệnh nhân nên thông báo tình trạng sức khỏe của mình tới bác sĩ trước khi thực hiện nội soi
Sau nội soi
-
Bệnh nhân có thể gặp một vài biểu hiện như đau khi nuốt, buồn nôn, khó chịu sau nội soi. Các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn khi thở, nôn ra máu, chóng mặt liên tục,… thì người bệnh cần thân báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
-
Sau khi nội soi xong người bệnh có thể hỏi ý kiến các bác sĩ khi nào có thể ăn trở lại, người bệnh nên ăn các món mềm, và dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc hoa quả.
-
Với bệnh nhân thực hiện nội soi gây mê nên nghỉ ngơi tại bệnh viện trong thời gian ngắn trước khi ra về hoặc theo chỉ định của bác sĩ gây mê.
Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu và an toàn trong việc chẩn đoán và phát hiện các tổn thương hay bệnh lý tại dạ dày. Để đảm bảo quá trình nội soi diễn ra một cách nhanh chóng và an toàn, cùng với kết quả thăm khám chính xác, người bệnh nên lựa chọn thực hiện dịch vụ tại các đơn vị uy tín.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một trong số ít những đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ nội soi hiện nay. Với sự quy tụ của đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống thiết bị y tế hiện đại và các phương pháp thăm khám liên tục được cập nhập, chính là những “lý do vàng” giúp bệnh viện có được sự tin tưởng của khách hàng trong nhiều năm qua. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu nội soi dạ dày thì MEDLATEC sẽ là địa chỉ lý tưởng giúp bạn không cảm thấy lo lắng khi thực hiện phương pháp này.
Đến đây, nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về kỹ thuật nội soi dạ dày hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.