Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh hay không? | Medlatec

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh hay không?

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không? Làm sao để phòng và tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh? Đây đều là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là vào thời điểm bệnh bùng phát mạnh mẽ. Những chia sẻ dưới đây của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi này.


29/04/2021 | Hướng dẫn cách phân biệt sốt virus với sốt xuất huyết
19/04/2021 | Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
19/04/2021 | Cảnh giác với những biến chứng của sốt xuất huyết

1. Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt dengue, là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, đặc biệt ở những nơi vệ sinh môi trường kém, nhiều ao tù, nước đọng, ẩm thấp, tối tăm, rậm rạp,… Các tỉnh miền Trung và miền Nam thì bệnh có thể xuất hiện quanh năm, còn các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên thì rơi vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do virus Dengue gây ra thông qua “nhân vật trung gian” là muỗi Aedes, còn gọi là muỗi vằn. 

Cụ thể, muỗi cái Aedes sẽ hút máu người bệnh, lúc này, virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 10 - 12 ngày.  Trong thời gian này, nếu muỗi đốt những người khác (là người khỏe mạnh) thì sẽ truyền virus gây bệnh cho họ. Sau 4 - 13 ngày bị muỗi đốt thì sẽ phát bệnh. 

Chính vì cách gây bệnh này nên một số người không hiểu rõ và lầm tưởng tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh, tương tự như các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất hiện thường sẽ xuất hiện trong từng giai đoạn cụ thể của bệnh, do đó, cần theo dõi cẩn thận để có biện pháp điều trị phù hợp. 

Thời kỳ ủ bệnh:

3 - 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.

Sốt dengue

Triệu chứng là sốt cao đột ngột, toàn thân mệt mỏi rũ rượi, đau nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ,... Ngoài ra, thường kèm theo các triệu chứng như: đau họng, buồn nôn, đau vùng thượng vị và bị tiêu chảy.

Đối với trẻ em, thường sẽ cảm thấy đau họng và đau bụng. Cơn sốt sẽ xuất hiện từ ngày thứ 3 - ngày thứ 8 và kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ. Sau khi hết sốt hoặc hạ sốt sẽ xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái. Các dát sẩn này có thể gây ngứa, Ở một số trường hợp có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Sốt xuất huyết dengue

Ở giai đoạn sớm của giai đoạn này thường bị nhầm với sốt dengue. Nhưng khoảng sau 2 đến 5 ngày, khi người bệnh đã hạ sốt, một số trường hợp bị nhiễm trùng và cô đặc máu.

Các biểu hiện xuất huyết có thể có hoặc không, trong đó, biểu hiện thường gặp trong sốt xuất huyết dengue có thể kể như: xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích; chảy máu mũi, chân răng, xuất huyết tiêu hóa,... Ở các trường hợp nặng, gan có thể to, đau. Ngoài ra, một số biểu hiện nặng khác như: tràn dịch màng phổi, giảm protein máu,...

Biểu hiện, triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn của bệnh

Biểu hiện, triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn của bệnh

2. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không?

Những hiểu lầm về bệnh sốt xuất huyết là rất nhiều, và tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh là một trong số đó. Vậy thực chất của vấn đề này là gì?

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh?

Như đã chia sẻ ở trên, chỉ khi nào bạn bị muỗi Aedes (muỗi vằn) có ủ virus Dengue đốt thì mới bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Còn với những trường hợp như tiếp xúc gần, nói chuyện, bắt tay hay chạm vào những đồ dùng của người bị sốt xuất huyết thì không bị lây bệnh. 

Bởi không giống như các chủng virus gây cảm lạnh hay cảm cúm, virus gây sốt xuất huyết không tồn tại trong không khí nên không lây qua đường hô hấp.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua những đường nào?

Sốt xuất huyết không lây khi tiếp xúc với người bệnh, mà sẽ lây qua những con đường sau.

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh

Muỗi Aedes (muỗi vằn) là “thủ phạm” truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết

Lây nhiễm từ muỗi sang người

Muỗi vằn mang virus Dengue trong cơ thể và khi đốt người khỏe mạnh sẽ truyền virus này và gây bệnh. Đặc biệt, muỗi có khả năng gây bệnh rất cao, không chỉ một người mà bất cứ ai nếu bị nó đốt.

Lây nhiễm từ người sang muỗi

Muỗi đốt người bệnh và bị “nhiễm” virus từ người bệnh. Thời điểm lây nhiễm từ người sang muỗi có thể xảy ra trước khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sốt xuất huyết.

Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm

Mặc dù đây là con đường ít phổ biến nhưng không phải là không xảy ra. Theo đó, nếu dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc nhận máu của người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết.

3. Những biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết bùng phát và phát triển thành dịch vào mùa mưa, đặc biệt là các tháng 7, 8, 9, 10. Vì sốt xuất huyết có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em nên các gia đình cần chủ động phòng tránh sốt xuất huyết bằng các biện pháp sau.

Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nhà cửa, phun thuốc diệt muỗi,…

Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nhà cửa, phun thuốc diệt muỗi,…

Phòng và diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi

  • Thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây cảnh có nước,… Tối thiểu là 1 lần/tuần. 

  • Thả cá vàng vào bể cá, hồ cá, hòn non bộ,… để cá tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng.

  • Che đậy lu nước, xô nước,… 

  • Xúc rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần.

  • Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.

  • Thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên.

  • Phát quang bụi rậm, cây cối trong vườn.

  • Phun thuốc diệt muỗi quanh nhà.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngủ màn kể cả ban ngày.

  • Mặc quần áo dài tay, dài chân và nhạt màu khi ra ngoài.

  • Thoa dầu tràm hoặc kem chống muỗi.

  • Mùa mưa, nên hạn chế ra ngoài vào buổi chiều tối, đặc biệt không đến những nơi um tùm, ẩm thấp, nhiều cây cối,…

  • Ba mẹ khi cho bé ra ngoài vui chơi cần theo dõi, giám sát bé thường xuyên, không để bị muỗi đốt.

  • Đóng kín các cửa trong nhà.

  • Người bị sốt xuất huyết cần ngủ màn thường xuyên để phòng tránh muỗi đốt và lây truyền cho những thành viên khác trong nhà. 

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã biết được tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh hay không, bệnh sốt xuất huyết lây qua những đường nào, làm sao để phòng tránh hiệu quả. Đối với người bị sốt xuất huyết, cần được chăm sóc và theo dõi tích cực, nếu có dấu hiệu nặng cần được nhập viện ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp