Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì? | Medlatec

Tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Ngày 05/11/2019 BS. Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tiêm vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong thai kỳ và đảm bảo sự an toàn của thai phụ khi sinh nở. Các bà bầu nên theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin từ trước khi mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.


04/11/2019 | Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin trước khi mang thai
31/10/2019 | Nên tiêm vắc xin trước khi mang thai những loại nào?
24/10/2019 | Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất

1. Tiêm vắc xin khi mang thai có cần thiết hay không? 

Có rất nhiều lý do để khẳng định rằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai là rất cần thiết:

  • Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Hệ miễn dịch kém khiến các loại virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

  • Nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai rất lớn, thậm chí có thể gây ra chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Thai nhi sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, rubella, thủy đậu,...

  • Thai phụ tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai giúp trẻ có được miễn dịch thụ động từ mẹ ngay sau khi chào đời. Thực tế đã cho thấy có một số loại vắc xin có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Điều này sẽ bảo vệ trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khi chào đời. 

  • Theo Bộ Y tế, vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Vì vậy, các chị em không nên lo lắng, sợ sệt trước những thông tin thiếu căn cứ về việc tiêm vắc xin khi mang thai mà bỏ qua việc tiêm chủng. 

Tiêm phòng vắc xin là cách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất

Tiêm phòng vắc xin là cách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất

2. Lịch tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ cho mẹ bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai. Cụ thể như sau:

2.1 Tiêm vắc xin trước khi mang thai

  • Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella: Đây là các bệnh lý rất dễ lây qua đường hô hấp. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 3 bệnh lý này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng, thai chết lưu hoặc sinh non,... Vì thế, nếu có ý định mang thai thì các bạn nên tiêm phòng 3 mũi tiêm này trước đó 3 - 6 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.

  • Tiêm phòng thủy đậu: Mẹ bầu bị thủy đậu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, bại não,… Bởi vậy, đây cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mà chị em phụ nữ cần lưu ý.

  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang bầu để có nền tảng sức khỏe tốt nhất khi mang thai. 

  • Tiêm phòng cúm: Cũng giống như viêm gan B, cúm có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai nhưng được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai và tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch thậm chí là tim bẩm sinh.

Cúm là nguyên nhân gây ra các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch

Cúm là nguyên nhân gây ra các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch

  • Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 - 64 tuổi. Loại vắc xin này nên được tiêm trước khi mang thai để phòng bệnh ho gà sơ sinh cho bé.

2.2 Tiêm vắc xin trong khi mang thai

Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần phải tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phác đồ tiêm phòng uốn ván có sự thay đổi tùy vào số lần mang thai. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần đầu: Thai phụ có thai lần đầu nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thai kỳ. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 22, tối thiểu 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Hai mũi uốn ván này cần phải đảm bảo tiêm xong trước ngày dự kiến sinh 1 tháng. Tốt nhất nên hoàn thành xong trước tuần thứ 32.

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần sau: Những lần có thai tiếp theo, thai phụ chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván nếu như lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi. 

Thai phụ cần phải tiêm uốn ván đầy đủ trong thai kỳ

Thai phụ cần phải tiêm uốn ván đầy đủ trong thai kỳ

3. Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây hại hoặc có tâm lý hoang mang ảnh hưởng xấu đến thai nhi:

  • Theo khuyến cáo, không nên tiêm vắc xin virus sống cho phụ nữ mang thai bởi đây là vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống, có thể nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm vắc xin này trước khi có kế hoạch mang bầu.

  • Sau khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm thậm chí đau cả bắp tay. Điều này là hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi và đau bắp tay này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày.

Sau khi tiêm phòng cúm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi

Sau khi tiêm phòng cúm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi

  • Với vắc xin phòng cúm, sau khi tiêm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi kéo dài khoảng 1 - 2 ngày sau tiêm. Hiện tượng giả cúm này sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

  • Những trường hợp tiêm phòng xong bị sốt, thai phụ có thể tiến hành hạ sốt bằng các phương pháp tự nhiên như: lau người bằng khăn ấm, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn.

  • Nếu xảy ra một số bất thường như sốt kéo dài, sưng tấy lâu, tiêu chảy,… thai phụ tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện và nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để đảm bảo quá trình chủng ngừa an toàn, hiệu quả, thai phụ nên chọn các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện tiêm chủng. Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, sàng lọc trước tiêm chủng,  Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng, mang đến chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp