Thiếu vitamin K có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? | Medlatec

Thiếu vitamin K có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?

Vitamin K là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sống. Khoa học đã chứng minh được vai trò của nó đối với sự đông máu tự nhiên. Do đó, thiếu vitamin K có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem lý do tại sao và việc cơ thể thiếu vitamin K sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhé.


03/12/2020 | Hướng dẫn bổ sung Vitamin K đúng cách tốt cho sức khỏe
02/12/2020 | Mách bạn top 17 loại thực phẩm bổ sung Vitamin K phổ biến

1. Vitamin K và vai trò của chúng đối với cơ thể

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của hệ enzyme tổng hợp yếu tố đông máu II (prothrombin) và các yếu tố VII, IX, X. Vitamin K có rất nhiều dạng. Ở dạng tự nhiên bao gồm vitamin K1 (có trong thực phẩm hàng ngày) và vitamin K2 (được tổng hợp nhờ lợi khuẩn đường ruột). Ở dạng tổng hợp gồm có vitamin K3, K4, K5, trong số đó dạng K3 lại gây độc. 

Có thể kể đến một số chức năng quan trọng của vitamin K như sau:

Tham gia vào quá trình đông máu: 

Vitamin K giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa quá trình đông máu của cơ thể. Nó tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu để điều hòa quá trình này, ngăn ngừa mất máu khi cơ thể bị tổn thương gây chảy máu. Hàng ngày trong cơ thể chúng ta, các huyết quản thường xuyên bị tổn thương và chính vitamin K đã kích hoạt chuỗi phản ứng sinh hóa và huy động sự tham gia của các yếu tố đông máu. Nếu không có vitamin K thì tình trạng xuất huyết tràn lan, gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt khi bị tổn thương như đứt tay, tai nạn,… nếu không được cầm máu thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Duy trì sức khỏe của xương: 

Vitamin K tham gia vào quá trình trao đổi canxi trong cơ thể. Đồng thời nó có khả năng hoạt hóa osteocalcin - chất gắn canxi vào khung xương. Chính vì vậy mà vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người chưa trưởng thành.

Bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư: 

Vitamin K2 được chứng minh là có tham gia vào quá trình hình thành MGP ngăn ngừa sự canxi hóa thành mạch, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi.

Vitamin K giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch

Vitamin K giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch

2. Cơ thể sẽ như thế nào nếu thiếu vitamin K?

Hiểu được vai trò của vitamin K đối với cơ thể, chúng ta cũng phần nào hình dung được nếu thiếu vitamin K cơ thể sẽ như thế nào. Thiếu hụt vitamin K gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tuần hoàn, xương khớp,… Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là dấu hiệu về tuần hoàn máu. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu vitamin K:

  • Thường xuyên bị các vết bầm tím ở chân tay mà không rõ nguyên nhân, hoặc dễ bị bầm tím khi chỉ bị tổn thương nhẹ.

  • Xuất huyết đường tiêu hóa như đi ngoài có máu, nôn ra máu.

  • Thường xuyên chảy máu mũi.

  • Đi tiểu ra máu.

Thiếu vitamin K thường xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể

Thiếu vitamin K thường xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể

Thiếu vitamin K gây ra bệnh gì?

Rối loạn đông máu: Thiếu hụt vitamin K dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu. Kết quả là quá trình đông máu trở ngại, khó cầm máu khi cơ thể bị thương, dễ bị xuất huyết.

Bệnh về tim: Như đã tìm hiểu, vitamin K2 có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch.

Loãng xương: Thiếu hụt vitamin K làm cản trở quá trình chuyển hóa canxi và tổng hợp osteocalcin trong cơ thể. Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp

3. Tại sao cơ thể thiếu vitamin K?

Thiếu hụt vitamin K đa số là liên quan đến dinh dưỡng. Dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những yếu tố gây thiếu hụt vitamin này phổ biến nhất hiện nay. Vitamin K1 có nhiều trong các nguồn thực phẩm hàng ngày. Việc lựa chọn thực phẩm sao cho bổ sung cân đối vitamin K và các dưỡng chất khác là một việc cần được lưu ý.

Ngoài ra, vitamin K2 được tổng hợp bởi các lợi khuẩn trong đường ruột. Vì thế việc sử dụng kháng sinh dài ngày cũng có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin K cho cơ thể. Khi sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài, ngoài các vi khuẩn gây bệnh thì các lợi khuẩn trong cơ thể cũng bị tiêu diệt, trong đó có nhóm vi khuẩn đường ruột tổng hợp vitamin K. Chính vì thế mà lượng vitamin K2 được tổng hợp không đủ, gây thiếu vitamin K cho cơ thể. Ngoài ra, các bệnh đường ruột như hội chứng viêm ruột mãn tính, hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin k trong cơ thể.

Theo nghiên cứu, các chất béo dạng trans, dầu thực vật bị hydro hóa đều có khả năng cản trở hấp thu vitamin K. Cần hạn chế những thực phẩm này để ngừa thiếu hụt vitamin K cho cơ thể.

4. Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin K như thế nào?

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin K thì trước tiên cần bổ sung vitamin K cho cơ thể. Vitamin K có nhiều trong thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung vitamin K từ các thực phẩm bổ sung. 

  • Các thực phẩm giàu vitamin K: rau càng cua, súp lơ, rau bina, cải bắp, cải xoăn, củ cải xanh, củ cải đường,…

  • Các chế phẩm bổ sung vitamin K: viên nén 2 mg, 5 mg, 10 mg, viên nang, thuốc lỏng dạng tiêm,…

Một số thực phẩm giàu vitamin K

Một số thực phẩm giàu vitamin K

Việc bổ sung vitamin K không thể tùy tiện. Theo ý kiến của chuyên gia thì bổ sung vitamin K qua thực phẩm là cách an toàn nhất. Ngoài ra, chỉ nên bổ sung chế phẩm vitamin K trong trường hợp thực sự cần thiết.

Liều khuyến cáo bổ sung vitamin K hàng ngày:

  • 0 - 6 tháng tuổi: 2 mcg.

  • 7 - 12 tháng tuổi: 2,5 mcg.

  • 1 - 3 tuổi: 30 mcg.

  • 4 - 8 tuổi: 55 mcg.

  • 9 - 13 tuổi: 60 mcg.

  • 14 - 18 tuổi: 75 mcg.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: bổ sung không quá 65 mcg/ngày.

Ở những người có rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu như Coumadin thì không nên sử dụng vitamin K vì sẽ phản tác dụng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng vitamin K trong trường hợp này.

Thiếu vitamin K sẽ dẫn đến một loạt các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cần bổ sung đầy đủ vitamin K từ thực phẩm hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thiếu hụt vitamin K. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe của mình, vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp