Sung là một loại quả có thể làm cho khá nhiều người, kể cả các bà bầu, cảm thấy bất ngờ với nhiều giá trị dinh dưỡng chứa trong nó. Vậy liệu bà bầu ăn sung được không? Và quả sung có những lợi ích gì đối với bà bầu? Để tìm hiểu những vấn đề này, chị em hãy tham khảo bài viết sau đây của MEDLATEC.
20/10/2022 | Bà bầu ăn hạt hướng dương được không và một số lưu ý không nên bỏ qua 20/10/2022 | Bà bầu ăn hành tây được không - 10 lợi ích ít người biết! 19/08/2022 | Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Những lưu ý cần biết
1. Bà bầu ăn sung được không?
Về giá trị dinh dưỡng, quả sung có chứa nhiều dưỡng chất tốt cần thiết cho cơ thể, nhất là với các chị em đang mang thai và thai nhi. Cụ thể, trong quả sung có đa dạng các chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin (vitamin B, C, K,...), chất xơ, chất béo, đường tự nhiên. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các khoáng chất như canxi, sắt, kali, magiê,...
Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn sung được không là có, bởi quả sung góp phần cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể phụ nữ đang mang thai cũng như em bé trong bụng mẹ.
Quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi
2. Quả sung có những lợi ích gì đối với bà bầu?
Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn sung được không cũng không thể bỏ qua những lợi ích mà quả sung đem lại cho các chị em đang mang thai.
Theo đó, với thành phần các chất dinh dưỡng như đã đề cập đến ở phía trên, dưới đây là những lợi ích mà quả sung đem lại cho bà bầu.
2.1. Bổ sung canxi, tốt cho xương
Các chất dinh dưỡng chứa trong quả sung cũng có sự góp mặt của canxi. Nhờ vậy, việc ăn sung giúp mẹ bầu bổ sung loại khoáng chất cần thiết này cho cơ thể để giúp phát triển xương, răng của em bé đang trong bụng mẹ.
Đồng thời, nó cũng hỗ trợ củng cố hệ xương của các thai phụ trong và sau khi mang thai, cũng như hỗ trợ mẹ bầu trong việc tránh tình trạng thiếu hụt kali gây loãng xương. Từ đó, giúp họ khỏe mạnh để thực hiện các hoạt động thường ngày.
2.2. Giúp điều hòa huyết áp trong thai kỳ
Quả sung có tác dụng trong việc giúp các bà bầu điều hoà huyết áp nhờ hàm lượng kali có trong nó. Song song với đó, cũng giúp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Quả sung có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm thiểu tình trạng đái tháo đường thai kỳ
2.3. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng là một lợi ích khác khi bà bầu ăn sung.
Cụ thể, quả sung cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể mẹ bầu, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu sắt có thể dẫn tới việc thiếu hụt lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Bên cạnh đó, trong sung cũng chứa vitamin C hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể diễn ra một cách tốt hơn. Do vậy, có thể làm giảm đi nguy cơ thiếu máu mà các thai phụ có thể phải đối diện.
2.4. Cải thiện tiêu hoá
Chất xơ có trong quả sung cũng giúp các chị em đang mang thai cải thiện tiêu hóa.
Theo đó, loại quả này sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai cho các bà bầu. Sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột và hệ tiêu hóa cũng được hỗ trợ nhờ có men vi sinh trong loại quả này. Bên cạnh đó, cũng giúp giảm đi cảm giác cồn cào do đói kèm theo việc tạo cảm giác no lâu.
Quả sung giúp cải thiện tiêu hóa cho các bà bầu với chất xơ có chứa trong nó
2.5. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
Ngoài ra, ăn quả sung cũng giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng ốm nghén với thành phần dinh dưỡng có sự hiện diện của vitamin B6.
2.6. Một số lợi ích khác
Đi kèm với đó, quả sung còn có một số tác dụng khác đối với các thai phụ, ví dụ như giúp phụ nữ đang mang thai kiểm soát cảm giác thèm ăn; cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, giảm nồng độ cholesterol trong máu; làm đẹp da và tóc;...
3. Bà bầu khi ăn sung cần lưu ý những điều gì?
Tuy đem lại nhiều lợi ích cho các bà bầu, trường hợp bà bầu ăn quá nhiều quả sung vẫn có thể sẽ dẫn đến một vài nguy cơ đối với sức khỏe. Các nguy cơ đó là:
-
Gây chứng viêm da do tích lũy một lượng lớn psoralens vào cơ thể.
-
Có thể dẫn đến tình trạng phân lỏng.
-
Có thể làm mẹ bầu hạ đường huyết ngoài ý muốn.
-
Ngoài ra, còn có thể gặp phải phản ứng dị ứng khi ăn sung.
Do vậy, nhằm hạn chế các vấn đề nguy cơ trên đây xảy ra, bà bầu khi ăn sung trong thời gian mang thai cần lưu ý một số điều sau đây.
-
Không ăn quá nhiều sung mỗi ngày.
-
Lựa chọn ăn những quả sung tươi non, không bị dập nát và nên rửa sạch trước khi ăn.
-
Do quả sung có tác dụng thông huyết, bổ huyết, người mới mang thai không nên ăn sung để hạn chế làm tổn hại đến thai nhi.
-
Trường hợp bà bầu gặp phải các dấu hiệu bất thường khi ăn sung, cần dừng việc ăn lại; đồng thời, theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của bản thân và đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên do nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Không nên ăn quá nhiều sung để hạn chế các nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Hy vọng bài viết được chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc bầu ăn sung được không. Kèm theo đó, biết được những lợi ích của quả sung đối với sức khỏe thai phụ và những điều cần lưu ý khi ăn sung để đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, trước khi đưa ra quyết định bổ sung thêm quả sung hay bất kỳ một loại trái cây nào khác vào chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai của mình, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể chắc chắn hơn về độ an toàn, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn gây hại đến bản thân và thai nhi.
Mẹ bầu có thể gọi đến số hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai hoặc được hỗ trợ đặt lịch khám thai kỳ trực tiếp tại bệnh viện.