Vitamin là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có khá nhiều loại vitamin với những công dụng khác nhau nên các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho bé. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ.
13/10/2021 | Hướng dẫn cha mẹ bổ sung vitamin cho trẻ dưới một năm tuổi hiệu quả 11/10/2021 | Bệnh thiếu vitamin B1 là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào? 29/09/2021 | Ớt nhiều vitamin gì mà lại tốt cho sức khỏe 16/09/2021 | Hướng dẫn mẹ cách bổ sung vitamin D cho trẻ 3 tháng tuổi
1. Vai trò của vitamin
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể những nhóm chất thiết yếu, đó là: tinh bột, protein, chất béo, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu hụt một trong những dưỡng chất kể trên, cơ thể của bé sẽ đối mặt với tình trạng phát triển chậm, hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường. Đó là lý do vì sao nhiều bé mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và hay ốm vặt.
Vitamin giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cực tốt
Trong đó, vitamin giữ vai trò vô cùng quan trọng và cần được bổ sung đầy đủ qua các bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ. Nhờ có vitamin, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ diễn ra ổn định. Đồng thời, loại dinh dưỡng này hỗ trợ ngăn ngừa và phòng chống bệnh hoặc sự tấn công của vi khuẩn, vi rút cực kỳ hiệu quả. Hiểu được điều này, các bậc phụ huynh nên chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ ngay từ bây giờ nhé!
2. Một số loại vitamin quan trọng
Chắc hẳn mọi người đều biết vitamin được chia thành nhiều loại với những công dụng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, chúng được sắp xếp vào hai nhóm chính, đó là các loại vitamin hòa tan trong nước và những loại không hòa tan trong nước.
2.1. Nhóm vitamin hòa tan trong nước
Nhắc tới các loại vitamin hòa tan trong nước, chúng ta không thể bỏ qua vitamin B, vitamin C, vitamin H hoặc acid folic,…
Cụ thể, vitamin B hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể của bé, giúp con hấp thu tốt nhất dinh dưỡng và phát triển toàn diện của về trí tuệ và thể chất. Để giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng cường phát triển não bộ, cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ vitamin B1. Các bác sĩ khuyến khích trung bình mỗi ngày trẻ cần khoảng 0,5mg vitamin B1.
Vitamin C hỗ trợ phục hồi vết thương khá tốt
Khác với vitamin B1, vitamin B2 tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất thành năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng hỗ trợ phát triển bề mặt của ruột, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Nếu cha mẹ biết cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ, sức khỏe của con được cải thiện rõ rệt, hạn chế ốm vặt.
Bên cạnh đó, các em bé dưới 3 tuổi cũng cần được bổ sung vitamin B3, chúng giúp cho sự phát triển của hệ thần kinh diễn ra tốt nhất. Cha mẹ có thể cân đối thực đơn hàng ngày và đảm bảo con được bổ sung khoảng 6mg vitamin B3 mỗi ngày.
Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng còn non nớt, chưa hoàn thiện. Chính vì thế các bậc phụ huynh đừng quên tăng cường vitamin C cho con trẻ, loại vitamin này hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cực kỳ tốt. Không những vậy, chúng còn giúp bình phục vết thương nhanh chóng.
2.2. Nhóm vitamin không hòa tan trong nước
Nếu muốn bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ, trước tiên chúng ta cần biết đặc điểm của từng nhóm vitamin. Dựa vào đó, cha mẹ có thể nắm được cách bổ sung phù hợp và hiệu quả cho bé. Vậy nhóm vitamin không hòa tan trong nước gồm những loại nào? Chúng ta thường biết tới các loại thường gặp là: vitamin A, vitamin D và E,…
Vitamin A giúp đôi mắt của trẻ sáng, khỏe hơn
Vitamin A vốn nổi tiếng với công dụng tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, hạn chế các vấn đề về thị lực cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại vitamin này còn hỗ trợ phát triển trí não cực kỳ tốt, giúp bé thông minh và nhanh nhạy hơn. Đây là điều các bậc phụ huynh luôn mong muốn ở con trẻ.
Trong khi đó, vitamin D lại góp phần phát triển xương khớp cũng như một số loại mô sụn của trẻ. Nếu thiếu hụt loại dinh dưỡng này, bé có nguy cơ bị còi xương, chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
3. Gợi ý cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ
Không thể phủ nhận rằng vitamin giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cũng như hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ biết cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ, con sẽ lớn lên khỏe mạnh và đảm bảo tiêu chí phát triển về thể chất cũng như trí tuệ. Vậy chúng ta nên lưu ý những điều gì khi bổ sung vitamin cho các em bé?
Cha mẹ nên nắm được cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ
3.1. Bổ sung vừa đủ vitamin cho con
Nhiều phụ huynh cho rằng bổ sung càng nhiều vitamin thì con sẽ càng khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên quan niệm này chưa thực sự phù hợp, chúng ta chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt hay thừa vitamin đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của bé.
Tốt nhất cha mẹ nên tìm hiểu và nắm được trong một ngày, trẻ cần bổ sung bao nhiêu mg mỗi loại vitamin. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, nhu cầu hấp thu vitamin cũng sẽ thay đổi. Vì vậy chúng ta nên cập nhật và theo dõi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thường xuyên nhé!
3.2. Xác định nguồn cung cấp vitamin
Có thể nói, nguồn cung cấp vitamin cho trẻ khá đa dạng, giúp cha mẹ có thêm nhiều lựa chọn hơn. Đặc biệt, các loại thực phẩm là nguồn giàu vitamin nhất và được khuyến khích sử dụng để cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Khi lựa chọn thực phẩm, cha mẹ nhớ tìm hiểu và chọn mua những loại đảm bảo an toàn vệ sinh, không chứa các chất bảo quản. Điều này giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất mà đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chúng ta có thể bổ sung vitamin cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau
Bên cạnh đó, phụ huynh nên tham khảo một số loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin hoặc vitamin dạng uống. Tuy nhiên mọi người phải chủ động tìm hiểu cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của con.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh nắm được nguyên tắc bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ. Nhờ vậy bé sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ cũng như thể chất, đảm bảo sức khỏe ổn định và hệ miễn dịch tốt.